Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bị run tay nên ăn gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Dù run tay thường không đe dọa tới tính mạng, song tình trạng này có thể gây khó chịu, ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các công việc thường ngày của người bệnh. Để kiểm soát run tay hiệu quả hơn, bạn có thể chú ý thay đổi chế độ ăn thường ngày một cách lành mạnh hơn.

Người bị run tay có thể thử chuyển sang chế độ ăn Địa Trung Hải.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ (nếu có), người bị run tay có thể thử thay đổi lối sống lành mạnh hơn, ví dụ như thay đổi chế độ ăn uống thường ngày để kiểm soát cơn run. 

Theo đó, chế độ ăn Địa Trung Hải được đánh giá rất tốt cho người bị run tay. Chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm nhiều loại rau củ, trái cây tươi, do đó có thể ngăn ngừa hiệu quả các tình trạng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, run vô căn, cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bị run tay. 

Để thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải, bạn nên ăn nhiều các loại rau củ, trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu acid béo không bão hoà. Bạn cũng có thể ăn một số loại cá béo (như cá hồi, cá mòi…) nhưng nên tránh một số loại cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao, có thể khiến tình trạng run tay trầm trọng hơn.

Thay vào đó, người bị run tay nên hạn chế các sản phẩm từ sữa, các loại thịt đỏ, hạn chế rượu bia, các thức uống chứa nhiều caffeine (như cà phê, trà đặc, nước tăng lực). Caffeine là chất kích thích có thể khiến tình trạng run tay thêm nghiêm trọng, do đó bạn nên chủ động “cai” dần các thức uống trên để giảm run tay một cách tự nhiên.

Ngoài ra, người bị run tay cũng nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin B12, B6 và B1, ví dụ như trứng, một số sản phẩm từ sữa ít béo… Các vitamin nhóm B rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, từ đó giúp bạn kiểm soát tình trạng run tay hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm sao để cải thiện tình trạng run tay mạn tính hiệu quả?

Vi Bùi - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

Xem thêm