Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh xơ nang ăn gì tốt?

Xơ nang là một bệnh di truyền bị gây ra bởi các tế bào sản xuất chất nhầy, mồ hôi và dịch tiêu hóa tiết ra dày, dính hơn bình thường. Để cải thiện tình trạng bệnh ngoài việc thăm khám định kì, xây dựng lối sống lành lạnh thì chế độ ăn uống cũng hết sức quan trọng.

Dưới đây là những loại thực phẩm nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày của người bệnh xơ nang:

1. Trái cây

Trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh

Trái cây là thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm tình trạng tắc nghẽn đường ruột ở những người bị xơ nang. Bên cạnh đó, trái cây có chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm viêm hiệu quả. Bạn nên bổ sung các loại trái cây như chuối, việt quất, dưa vàng, bưởi, xoài, cam, dâu tây, trái đào… vào bữa ăn của người bệnh.

2. Rau xanh

Rau lá màu xanh đậm là một trong số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, cung cấp calci, sắt, vitamin A giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Những người bị xơ nang có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày bằng các loại rau như bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh…

3. Trứng

Đối với người bệnh xơ nang cần bổ sung thực phẩm giàu protein để duy trì khối lượng cơ, thể lực và giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.

Trứng chính là nguồn cung cấp protein tốt nhất. Ngoài ra, trứng chứa vitamin B12 rất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, chức năng thần kinh.

4. Cá và hải sản

Ăn động vật có vỏ giúp trẻ em phát triển tốt hơn

Các loại cá như cá hồi, cá trích… rất giàu vitamin D, protein cần thiết để xương khỏe mạnh, tăng lượng calo và chất béo có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, tiêu thụ động vật có vỏ như hàu, ngao, ốc… giúp dung nạp hàm lượng kẽm dồi dào, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên.

5. Quả hạch

Quả hạch là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho người bệnh xơ nang. Điển hình như, hạnh nhân và đậu phộng (lạc) chứa một lượng lớn vitamin E chống oxy, trong khi đó hạt Brazil rất giàu selen, một chất dinh dưỡng bảo vệ chống lại các tổn thương do oxy hóa và nhiễm trùng.

6. Dầu ô liu

Các chuyên gia khuyến cáo rằng người bệnh xơ nang nên nhận 40% tổng lượng calo từ các acid béo không bão hòa đa (PUFA).

Một cách dễ dàng để tăng số lượng PUFA trong chế độ ăn uống là tiêu thụ dầu ô liu. Bạn nên thêm loại dầu này vào bánh mì, salad, các món rau, nước sốt mì ống, súp, thịt hầm…

7. Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa giúp cung cấp nguồn calci dồi dào, một khoáng chất cần thiết cho những người xơ nang. Có thể kết hợp các sản phẩm từ sữa vào chế độ ăn uống bằng cách trộn sữa chua Hy Lạp hoặc sữa nguyên chất béo với sinh tố yêu thích.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bệnh xơ nang: những điều cần biết

Lê Tuyết H+ ( Theo nutrients) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm