Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một số khó khăn thường gặp khi cho con bú

Cho con bú được xem là cách nuôi con tốt nhất, tuy nhiên nhiều phụ nữ vẫn ngừng cho bú trước khi kết thúc thời hạn tối thiểu 6 tháng - thời gian khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Đa số ngừng cho con bú quá sớm vì những rắc rối có thể khắc phục.

Nếu được hướng dẫn tốt, phần lớn các mẹ có thể vượt qua khó khăn và tiếp tục cho con bú lâu hơn. Sau đây là một số khó khăn thường gặp khi cho con bú và cách khắc phục.
 
1. Mẹ quá nhiều sữa 
 
Một số bà mẹ sản xuất quá nhiều sữa khiến việc cho con bú trở nên khó khăn. Rắc rối thường xảy ra trong thời kỳ đầu cho con bú và hay gặp ở các cô gái trẻ sinh con đầu lòng. Sữa có thể về quá nhiều, khiến bé bị sặc hoặc ho và khó bú. Thậm chí có bé còn cắn núm vú mẹ để sữa không chảy xuống nữa.
 
Con của những bà mẹ có quá nhiều sữa có thể lên cân rất nhanh hoặc trái lại lên cân rất ít. Lý do là vì các bé không có khả năng kiểm soát luồng sữa, hoặc không nhận đủ sữa cuối bữa, vốn giàu năng lượng hơn sữa đầu bữa. Các mẹ không nên lo lắng, rắc rối thường tự qua đi. Hãy liên hệ với bác sĩ để loại trừ tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và tránh các loại thuốc có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn.
 
Xử trí: 
 
  • Chỉ cho con bú một bên trong mỗi cữ bú. Cho bé bú tiếp bầu vú này ít nhất trong vòng 2 giờ cho tới cữ bú đầy đủ tiếp theo, tăng dần thời gian mỗi cữ bú.
  • Nếu bầu vú bên kia căng cứng đến mức không chịu đựng nổi trước khi đến giờ cho con bú, hãy dùng tay vắt một chút sữa để giải phóng áp lực bầu vú. Bạn cũng có thể tiến hành chườm lạnh để giảm phù nề và giảm cảm giác khó chịu.
  • Cho bé bú trước khi bị đói quá mức để đề phòng việc bé bú quá dữ dội.  
  • Chọn tư thế tránh tác động của lực hút trái đất để giảm áp lực tia sữa, ví dụ tư thế nằm nghiêng hay tư thế ôm trái banh.
  • Nếu bé sặc hay trớ, hãy cho bé nhả vú và dùng khăn hứng tia sữa. Mẹ cũng có thể thử cho bé bú ở tư thế ngồi thẳng: bế bé ngồi thẳng người, mẹ tựa lưng vào tường. Tư thế này giúp trẻ kiểm soát dòng sữa mẹ tốt hơn.
 
 
 
 
  • Kẹp ngón trỏ và ngón giữa vào quầng vú hay dùng gan bàn tay chẹn vào vú để giảm tốc độ dòng sữa. 
  • Cho phép bé kiểm soát cữ bú -  để bé tự quyết định khi nào thì ngừng, giúp bé ợ hơi thường xuyên.
  • Chườm mát hay chườm đá vùng núm vú để giảm tình trạng rỉ sữa.
  • Hạn chế tối đa việc hút sữa hoặc tránh hoàn toàn vì hút sữa có thể kích thích sản xuất thêm nhiều sữa. Mẹ có thể dùng tay vắt một chút sữa ở đầu cữ bú để làm giảm áp lực bầu vú.

2. Căng tức sữa
 
Căng tức sữa là khi bầu vú mẹ căng cứng sữa, gây đau. Tình trạng này đôi khi có thể cản trở bé ngậm bắt vú đúng cách. Vì bé không thể bú cạn sữa nền tình trạng căng sữa sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.
 
Cách khắc phục:
 
Hướng dẫn mẹ chọn tư thế đúng khi cho con bú và tập cho bé ngậm bắt vú đúng cách. 
- Nếu vú quá căng khiến bé không thể ngậm bắt đúng cách, hãy dùng tay vắt một chút sữa trước mỗi cữ bú để làm mềm quầng vú, giúp bé ngậm bắt vú dễ hơn. 
 
Cách vắt sữa: Nắm bàn tay thành hình chữ C, ngón cái ở phía trên. Nhẹ nhàng ấn ngón cái lên bầu vú, ngược về phía lồng ngực. Sau đó vuốt ngón cái và các ngón khác về phía núm vú. Tiếp tục làm như vậy và thay đổi vị trí bàn tay trên toàn bộ bầu vú.
 
- Dùng tay chỉnh núm vú để bé dễ ngậm bắt và hút sữa trong khi bú.
- Dùng máy hút làm mềm bầu vú trước mỗi cữ bú. Tránh lạm dụng kỹ thuật này vì máy hút kích thích sản xuất thêm nhiều sữa, khiến tình trạng căng tức sữa trở nên tồi tệ hơn. 
- Chườm ấm hay tắm nước ấm trước mỗi cữ bú. Các biện pháp này có thể làm tăng phản xạ xuống sữa, khiến sữa về dễ dàng hơn.
- Dùng thuốc giảm đau paracetamol hay ibuprofen.
 
3. Tắc tia sữa
 
Tắc tia sữa hay tắc ống dẫn sữa có thể dẫn tới hình thành các khối sữa đông đặc ở bầu vú, gây đau đớn. Lỗ ở núm vú bị tắc sẽ dẫn tới hình thành một hoặc nhiều đốm trắng ở đầu ti.
 
Đốm trắng xuất hiện ở đầu ti khi núm vú bị tắc. 
 
Các nguyên nhân gây tắc tia sữa bao gồm: sai sót về kỹ thuật cho bú, áo nịt ngực không thích hợp, áo ngoài quá chật, giảm đột ngột số lần cho con bú, cương sữa và nhiễm trùng vú.
 
Một số biện pháp phòng ngừa và khắc phục:
 
- Chọn tư thế đúng khi cho con bú, giúp bé bắt núm vú đúng cách. Chú ý thay đổi vị trí của bé trong các cữ bú để các phần khác nhau của vú đều được bú cạn. Có thể chọn cách bế sao cho cằm bé áp sát vùng bị tắc, cách này giúp giải tỏa tốt nhất khu vực bị tắc. Dùng tay vắt hoặc máy hút kiệt sữa trong bầu vú. Không nên ngừng cho con bú vì làm vậy có thể dẫn tới cương sữa và khiến tình hình càng trở nên tồi tệ.
- Chườm ấm hay tắm bằng nước ấm rồi dùng tay xoa bóp vú theo 2 chiều: từ ngoài tới núm vú (để đẩy khối tắc về phía núm vú) và ngược lại (để làm thông thoáng ống dẫn sữa).
- Dùng thuốc giảm đau paracetamol hay ibuprofen.
- Nếu tình trạng tắc sữa không được cải thiện trong vòng 2 ngày thì nên tìm trợ giúp y tế.
 
4. Nang sữa đóng kén
 
Nang này nằm trong tuyến sữa và chứa sữa hoặc dịch dạng sữa. Nang thường có đường kính 1-6 cm hoặc hơn, chúng được hình thành khi một hoặc vài ống dẫn sữa lớn bị tắc. Nang sữa đóng kén không dính vào da, không gây đau và hay nằm gần hoặc ở ngay dưới núm vú. Khi ép vào nang có khi thấy dịch chảt qua đầu núm vú. Lớp da quanh nang không nóng đỏ (dấu hiệu để phân biệt với áp xe). Việc điều trị bao gồm phẫu thuật cắt bỏ. Chọc hút dịch đơn thuần thường không mang lại kết quả triệt để. 
 
Nang sữa đóng kén và dịch bị kẹt bên trong. 
 
5. Nhiễm trùng vú
 
Viêm vú khi cho con bú - thường đi kèm sốt (mẹ dùng thuốc giảm đau có thể không nhận ra triệu chứng này), đau cơ và đau tuyến vú. Có thể xảy ra vào thời điểm bất kỳ trong giai đoạn cho con bú, nhưng phổ biến nhất là trong vòng 6 tuần đầu sau khi sinh. 
 
Viêm vú thường xuất hiện nếu núm vú bị tổn thương hay vú bị cương quá lâu, không kiệt sữa sau mỗi lần bú. Để phòng ngừa, cần kiểm soát các vấn đề nêu trên.
Đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng: 
 
  • Một vùng vú bị sưng nóng đỏ đau.
  • Sốt trên 38,5 độ C.
  • Đau cơ, rét run, hoặc có biểu hiện như cảm cúm. 
 
Xử trí: 
 
  • Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau 2 -3 ngày không thấy tiến bộ thì cần tái khám, có thể bạn cần thay kháng sinh.
  • Tiếp tục cho con bú, kể cả khi bạn đang được điều trị, cố gắng cải thiện kỹ thuật cho con bú để bầu vú được kiệt sữa tốt hơn,
  • Dùng thuốc giảm đau nhẹ
  • Chườm mát hoặc chườm đá.
BS Trần Thu Thủy - Theo BV Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm