Tắc ống dẫn lệ: nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chảy dịch mắt
Nếu lòng trắng mắt của trẻ vẫn trong, không đỏ, nhưng có hiện tượng tiết dịch hoặc dính, nguyên nhân có thể là do tắc ống dẫn nước mắt. Theo thống kê, khoảng 20% trẻ sơ sinh được sinh ra với hệ thống ống dẫn lệ chưa phát triển đầy đủ, gây ra tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn.
Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở cả hai bên. Dấu hiệu nhận biết thường bao gồm: mắt trẻ liên tục chảy nước, có chất dịch nhầy màu trắng hoặc vàng, đặc biệt vào buổi sáng khi trẻ thức dậy.
Trong hầu hết các trường hợp, tắc ống dẫn lệ ở trẻ sơ sinh trong vòng vài tháng đầu đời khi hệ thống lệ đạo phát triển đầy đủ. Các biện pháp đơn giản như chườm ấm vùng góc trong của mắt hoặc mát xa nhẹ nhàng giữa 2 mắt và mũi có thể giúp hỗ trợ quá trình thông tắc.
Tuy nhiên, nếu tình trạng vẫn tiếp diễn sau 12 tháng tuổi, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật chuyên khoa như thông lệ đạo để mở thông ống dẫn nước mắt bị tắc.
Đọc thêm tại bài viết dưới đây: Phát hiện và điều trị đau mắt đỏ - Viêm kết mạc ở trẻ em
Khi nào là dấu hiệu đáng lo ngại?
Mặc dù phần lớn các trường hợp chảy dịch mắt ở trẻ sơ sinh là lành tính, một số trường hợp liên quan đến nhiễm trùng như viêm kết mạc – cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
Viêm kết mạc là tình trạng viêm của lớp màng mỏng bao phủ phần lòng trắng của mắt và mặt trong của mí mắt. Có một số nguyên nhân chính gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
Viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus: Thường bắt nguồn từ tắc lệ đạo kéo dài dẫn đến nhiễm trùng. Triệu chứng bao gồm mắt đỏ, sưng, tiết dịch màu vàng đặc, ngứa hoặc khó chịu, và thường bắt đầu ở một bên rồi lan sang bên còn lại.
Viêm kết mạc hóa học: Xảy ra khi mắt trẻ bị kích ứng do thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ được sử dụng ngay sau khi sinh nhằm phòng ngừa nhiễm trùng. Triệu chứng thường nhẹ, bao gồm đỏ mắt và sưng nhẹ mí, và thường tự khỏi sau 1–3 ngày mà không cần điều trị.
Viêm kết mạc do nhiễm khuẩn sơ sinh (ophthalmia neonatorum): Là tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể do vi khuẩn như Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae lây truyền từ mẹ trong quá trình sinh thường. Biểu hiện bao gồm mắt đỏ dữ dội, sưng nhiều, chảy mủ, ngứa rát. Triệu chứng có thể xuất hiện từ 5–12 ngày sau sinh và có nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác nếu không điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm bài viết: Chảy nước mắt: Những lưu ý cần thiết
Khi nào cần điều trị?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau:
Mắt bé không thể mở ra hoàn toàn hoặc bạn không nhìn thấy lòng trắng mắt.
Da xung quanh mắt bị đỏ, sưng và nhạy cảm khi chạm vào.
Mắt tiết ra nhiều dịch màu vàng hoặc xanh, đặc, có mùi.
Mắt bé đỏ toàn bộ hoặc lòng trắng chuyển sang màu hồng hoặc đỏ.
Trẻ có sốt đi kèm các triệu chứng trên.
Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng cần được can thiệp y tế sớm.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.
Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.