Canxi là một khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh và mầm non. Thiếu hụt canxi ở trẻ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về phát triển thể chất và tinh thần. Việc nhận biết các dấu hiệu thiếu canxi rất cần thiết để can thiệp kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng lâu dài.
Trong bài viết này, cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các dấu hiệu thiếu canxi phổ biến, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp can thiệp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thiếu canxi ở trẻ. Chế độ ăn của mẹ trong thai kỳ không đủ canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng canxi dự trữ của thai nhi. Sau khi sinh, việc trẻ không được bú sữa mẹ hoặc cho ăn bổ sung quá sớm, không đủ chất lượng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thiếu canxi. Đối với trẻ nhỏ đã ăn dặm, chế độ ăn thiếu các thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa, tôm cá nhỏ, rau xanh đậm màu có thể dẫn đến thiếu hụt canxi.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi từ ruột vào máu. Thiếu vitamin D, dù được cung cấp đủ canxi, cơ thể vẫn không thể hấp thu canxi hiệu quả.
Một số bệnh lý như bệnh celiac, viêm ruột mạn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi của ruột.
Một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể mắc các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể
Một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và chuyển hóa canxi
Đọc thêm: Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất
Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu đa dạng trên nhiều hệ cơ quan.
Chẩn đoán và điều trị thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Để chẩn đoán thiếu canxi, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm máu như đo nồng độ canxi, vitamin D, hormone tuyến cận giáp trong máu; chụp X-quang để đánh giá mật độ xương và phát hiện các bất thường về xương kèm theo khám tổng quát và đánh giá các dấu hiệu lâm sàng của thiếu canxi.
Khi trẻ được chẩn đoán thiếu canxi, các biện pháp sau có thể được thực hiện để điều trị kịp thời:
Phòng ngừa thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mặc dù nhu cầu canxi thay đổi theo độ tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần một lượng canxi đáng kể để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khuyến nghị, nhu cầu canxi cụ thể cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi |
300mg/ngày |
Trẻ 6 tháng - 1 tuổi |
400mg/ngày |
Trẻ 1 – 2 tuổi |
500mg/ngày |
Trẻ 3 – 5 tuổi |
600mg/ngày |
Trẻ 6 – 7 tuổi |
650mg/ngày |
Trẻ 8 – 9 tuổi |
700mg/ngày |
Bổ sung nhiều canxi nhưng vẫn thiếu canxi?
Ngoài các nguyên nhân kể trên, hiện nay, nhiều phụ huynh cũng gặp phải tình trạng trẻ bị thiếu canxi mặc dù vẫn được bổ sung canxi hàng ngày. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài các vấn đề về bệnh lý, sử dụng thuốc dẫn đến tình trạng kém hấp thu canxi thì còn một nguyên nhân khác ít người biết đến là do trẻ bị thiếu vitamin D và/hoặc thiếu vitamin K2. Vitamin D và vitamin K2 là hai vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi từ ruột vào máu, trong khi đó, vitamin K2 giúp cải thiện khả năng gắn canxi từ máu vào cấu trúc xương, từ đó giúp tăng cường mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương, loãng xương và hỗ trợ phát triển chiều cao của trẻ. Bổ sung nhiều canxi nhưng không bổ sung đủ vitamin D và vitamin K2 đều có thể khiến trẻ vẫn bị thiếu canxi. Bộ ba canxi, vitamin D, vitamin K2 là không thể tách rời nếu muốn trẻ được cung cấp đủ canxi cho cơ thể.
Lời khuyên của chuyên gia
Thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu canxi và can thiệp kịp thời là rất quan trọng.
Cha mẹ và nhân viên y tế cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo cung cấp đủ canxi, vitamin D và vitamin K2. Trong trường hợp nghi ngờ thiếu canxi, cần đưa trẻ đi khám và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tham khảo
https://www.childrenshospital.org/conditions/hypocalcemia
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.
Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.
Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.