Mãn kinh khiến cơ thể thay đổi, một trong số đó là vòng eo tăng lên. Tích tụ mỡ quanh vùng bụng này có thể do nhiều yếu tố như thay đổi nội tiết tố, nhất là sụt giảm nồng độ estrogen. Hormone này suy giảm không chỉ ảnh hưởng đến phân bổ mỡ mà còn góp phần làm mất khối lượng cơ.
Di truyền cũng đóng vai trò quan trọng, vì một số phụ nữ có xu hướng tích trữ mỡ ở vùng bụng và ngực. Căng thẳng và lo lắng thường gặp trong thời kỳ mãn kinh có thể làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Vòng eo quá khổ ở phụ nữ trung niên có thể giảm bằng cách thay đổi lối sống.
Ăn uống đúng cách
Ăn uống cân bằng và lành mạnh là điều cần thiết. Giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đường, đồ uống có gas, đồng thời tập trung vào rau củ, trái cây tươi có thể kiểm soát việc tăng cân.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể chống lại các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, đồng thời ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường...
Tập thể dục thường xuyên
Các bài tập thể dục cường độ nhẹ và vừa phải như đi bộ, đạp xe, yoga giúp duy trì khối lượng cơ bắp và tăng cường trao đổi chất. Kết hợp các bài tập này với các bài rèn luyện sức mạnh cũng duy trì sức mạnh cơ bắp.
Các bài tập như plank, gập bụng, squat thúc đẩy tăng cường sức mạnh cơ cốt lõi và giảm mỡ bụng. Tuy nhiên, người tập nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên chuyên nghiệp trong khi thực hiện để ngăn ngừa chấn thương hoặc căng cơ ở tuổi trung niên.
Uống đủ nước
Uống đủ nước cũng quan trọng không kém trong việc giảm cân nhờ hỗ trợ quá trình trao đổi chất tổng thể.
Uống nước trước bữa ăn còn tránh ăn quá nhiều gây tăng cân. Phái đẹp trung niên duy trì uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
Giảm căng thẳng
Quá trình cơ thể phái đẹp chuyển đổi sang giai đoạn mãn kinh thường đi kèm với các triệu chứng căng thẳng, lo lắng. Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra hormone cortisol.
Nồng độ cortisol cao có thể thúc đẩy sự tích tụ mỡ, nhất là quanh bụng. Kết hợp các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền hoặc các bài tập thở sâu có thể giúp ích khi căng thẳng.
Kiểm soát bệnh lý
Trong một số trường hợp, tích tụ mỡ bụng thời kỳ trung niên có thể do các nguyên nhân tiềm ẩn khác, như u xơ tử cung. Đây là tình trạng khối u tử cung có kích thước to, chèn ép lên đường tiêu hóa, gây chướng bụng và to lên. Kháng insulin cũng có thể khiến cơ thể khó sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến tăng cân, bao gồm cả mỡ bụng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ chẩn đoán, kê đơn thuốc bổ sung hoặc thay thế dinh dưỡng cần thiết để phòng tránh tình trạng này.
Đọc thêm tại bài viết sau: Tăng cân ở tuổi trung niên - nguyên nhân và biện pháp phòng tránh.
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.