1. Hạt chia có giá trị dinh dưỡng đặc biệt
Hạt chia được coi là một "siêu thực phẩm" có thành phần dinh dưỡng phong phú, giàu vitamin và khoáng chất như mangan, magie, phốt pho và các vitamin nhóm B, đặc biệt là hàm lượng chất xơ, protein và omega-3 cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 28 g (2 muỗng canh) hạt chia chứa: 138 calo, 4,7g chất đạm, 8,7 g chất béo, 5 g acid alpha-linolenic (ALA), 11,9 g carbs, 9,8 g chất xơ, canxi 14% DV (giá trị hàng ngày), sắt 12% DV, magie 23% DV, phốt pho 20% DV, kẽm 12% DV, vitamin B1 15% DV, vitamin B3 16% DV.
Hạt chia rất giàu chất xơ, protein và omega-3.
Hạt chia chứa lượng chất xơ hòa tan rất cao giúp tăng cường cảm giác no, hỗ trợ giảm cân và kiểm soát đường huyết. Nguồn protein trong hạt chia giúp xây dựng, sửa chữa các tế bào, tăng cường cơ bắp và hỗ trợ quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Acid béo omega-3 có trong hạt chia giúp giảm viêm, bảo vệ tim mạch, cải thiện trí nhớ và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Chất chống oxy hóa trong hạt chia bảo vệ da khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa và làm giảm viêm. Các khoáng chất như canxi và phốt pho trong hạt chia giúp tăng cường sức khỏe xương, giảm nguy cơ loãng xương.
2. Ăn nhiều hạt chia có tốt không?
Theo BS. Trần Thị Bích Nga, chuyên khoa Dinh dưỡng, mặc dù có nhiều lợi ích nhưng hạt chia chỉ thực sự tốt khi chúng ta ăn với lượng vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác trong một chế độ ăn uống cân bằng.
Nếu ăn quá nhiều hạt chia có thể gây ra phản ứng bất lợi cho cơ thể. Lý do đầu tiên là do chúng chứa nhiều chất xơ. Cho đến nay, các tác dụng phụ của hạt chia cũng giống như các dạng chất xơ khác, nếu ăn không đúng cách hoặc ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể khó phân hủy và tiêu hóa. Ăn quá nhiều hạt chia sẽ dẫn đến tác dụng phụ là đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
Bản chất của hạt chia là loại hạt ngậm nước, nở to ra nên làm đầy dạ dày tạo cảm giác no. Tuy nhiên nếu không ngâm hạt chia hoặc ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng trướng bụng, đầy hơi, khó chịu dạ dày, gây đau dạ dày.
Thứ hai, những hạt này hấp thụ một lượng lớn nước và có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Hạt chia có khả năng hấp thụ gấp 10-12 lần trọng lượng của chúng ở dạng lỏng. Nếu chúng không được ngâm trước khi ăn, chúng có thể nở ra và gây tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ mắc nghẹn rất nguy hiểm.
Ngoài ra, ở một số trường hợp như người bệnh đái tháo đường nếu ăn quá nhiều hạt chia có thể khiến lượng đường trong máu giảm gây mệt mỏi, hạ đường huyết. Người bị huyết áp thấp tiêu thụ quá nhiều hạt chia cũng có thể làm giảm huyết áp. Những người bị dị ứng với các loại hạt cũng nên thận trọng khi sử dụng hạt chia.
Ăn hạt chia đúng cách có lợi cho sức khỏe.
3. Cách khắc phục những bất lợi khi ăn hạt chia
Ăn từ từ với số lượng ít
Tốt nhất chúng ta nên ăn hạt chia với số lượng khoảng 1-2 thìa mỗi ngày. Đối với những người mới sử dụng nên bắt đầu với một lượng nhỏ, khoảng nửa thìa hạt chia để kiểm tra thích ứng của hệ tiêu hóa, sau đó có thể tăng dần lên.
Ngâm hoặc xay hạt chia trước khi ăn
Để hỗ trợ tiêu hóa tốt, nên ngâm hạt chia trong nước trước khi ăn. Thời gian ngâm hạt chia tối thiểu là 10-15 phút và tỷ lệ hạt-chất lỏng được khuyến nghị là 1:9. Do acid béo omega-3 có trong hạt chia dễ bị biến đổi khi tác động với nhiệt độ cao nên tốt nhất nên ngâm hạt chia với nước lạnh hoặc nước hơi ấm vừa phải.
Xay hạt chia cũng là cách tốt thay vì ăn nguyên hạt. Khi đó, cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ các lợi ích dinh dưỡng của hạt chia tốt hơn. Một nghiên cứu mới cho thấy hạt chia xay mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn hạt chia nguyên hạt. Hạt chia xay có thể giúp hấp thụ tốt hơn protein và omega-3 bên trong hạt.
Uống nhiều nước hơn khi ăn hạt chia
Vì hạt chia hút nước trong cơ thể giống như một miếng bọt biển, do đó uống nhiều nước hơn là cách khắc phục hiệu quả những tác dụng phụ có thể gặp như khó chịu, đầy hơi, táo bón và phân cứng khi ăn hạt chia.
Đọc thêm tại bài viết sau: Tại sao bạn nên thêm hạt chia vào các món tráng miệng, sinh tố?
Một nghiên cứu mới cho thấy việc chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu, mang đến giải pháp thay đổi chế độ ăn uống ít tốn kém cho hàng triệu người mắc phải tình trạng này.
Sởi và rubella là hai bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch.
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.
Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?
Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!