1. Chuối xanh có lợi cho sức khỏe như thế nào?
Hàm lượng dinh dưỡng của chuối xanh tương tự như chuối chín nhưng chuối xanh có nhiều chất xơ hơn và lượng tinh bột kháng cao. Ngoài ra, chuối xanh rất ít chất béo và protein.
Chuối xanh chứa nhiều tinh bột. Tinh bột có trong chuối xanh là tinh bột kháng, chiếm 80% trọng lượng khô của chuối và không được tiêu hóa trong ruột non. Trong khi ở chuối chín, tinh bột được chuyển hóa thành sucrose, glucose và fructose.
Chuối xanh cũng chứa nguồn pectin tốt giúp duy trì hình dạng cấu trúc của chúng. Sự hiện diện của tinh bột kháng và pectin trong chuối xanh mang lại một số lợi ích cho sức khỏe bao gồm kiểm soát lượng đường, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Chuối xanh có hàm lượng đường thấp hơn so với chuối chín. Điều này có lợi cho những người cần kiểm soát lượng đường trong máu, ví dụ như những người bị đái tháo đường hoặc những người đang áp dụng chế độ ăn ít đường và ít carbohydrate.
Chuối xanh là kho chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho các tế bào khỏe mạnh. Chúng bao gồm vitamin C, beta-carotene, các chất dinh dưỡng thực vật khác như lutein và zeaxanthin. Các hợp chất hoạt tính sinh học này giúp giảm viêm, hỗ trợ bảo vệ chống lại ung thư, bệnh tim và các vấn đề về thị lực liên quan đến tuổi tác.
Chuối xanh có nhiều chất xơ và hàm lượng đường thấp.
2. Những người nào nên ăn chuối xanh?
Người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn chuối xanh
Chuối xanh tốt cho người bệnh đái tháo đường vì nó không làm tăng đường huyết và cải thiện được khả năng điều hòa lượng đường trong máu. Hàm lượng chất xơ cao giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn. Hàm lượng tinh bột kháng trong chuối xanh có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Chuối xanh có chỉ số đường huyết (GI) thấp so với chuối chín. Ngoài ra, chuối xanh cũng giàu kali và nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin C và vitamin B6. Vitamin B6 giúp sản xuất hemoglobin và điều chỉnh hàm lượng đường trong máu hiệu quả.
Theo TS. Phạm Hoàng Nam, Giảng viên ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, sự lên men các tinh bột kháng ở ruột già sẽ tạo ra các acid béo chuỗi ngắn và làm gia tăng khối lượng vi khuẩn.
Các acid béo chuỗi ngắn này sau đó được hấp thụ nhanh chóng và chuyển hóa ở các tế bào biểu mô ruột, gan hoặc các mô khác nên thức ăn chứa tinh bột kháng có chỉ số đường huyết thấp không có khả năng tăng glucose máu đột ngột. Do đó, năm 2016, FDA đã chấp thuận tinh bột kháng có thể làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2.
Người muốn giảm cân
Cũng nhờ hàm lượng chất xơ cao, sự hiện diện của tinh bột kháng giúp tăng cảm giác no sau bữa ăn. Chuối xanh cũng ít calo hơn so với chuối chín nên đây là một lựa chọn hợp lý cho những người muốn kiểm soát cân nặng và muốn giảm cân.
Người muốn cải thiện chức năng tiêu hóa
Tinh bột kháng và pectin giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột cư trú trong ruột, do đó cải thiện vi khuẩn đường ruột, điều hòa nhu động ruột và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó thúc đẩy sản xuất acid béo chuỗi ngắn trong ruột có thể giúp điều trị một số vấn đề về tiêu hóa và tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn. Chất xơ trong chuối xanh giúp tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa táo bón.
Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng có lợi cho tiêu hóa và ổn định đường trong máu.
Những người cần tăng cường sức khỏe tim mạch
Chuối xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất khác có lợi cho tim mạch như: kali, magie, vitamin C… Kali giúp giãn nở mạch máu, giảm áp lực lên tim, từ đó giúp ổn định huyết áp. Kali giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho tim, giúp bảo vệ tim khỏi các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Chất xơ giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Magie giúp thư giãn mạch máu, giảm huyết áp. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại.. Các gốc tự do này có thể làm tổn thương các tế bào, đặc biệt là các tế bào nội mô lót trong mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.
Đọc thêm tại bài viết sau: Lý do người bệnh đái tháo đường nên ăn chuối xanh, người đau dạ dày nên ăn chuối chín
Một nghiên cứu mới cho thấy việc chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu, mang đến giải pháp thay đổi chế độ ăn uống ít tốn kém cho hàng triệu người mắc phải tình trạng này.
Sởi và rubella là hai bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch.
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.
Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?
Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!