Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thế nào?

Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe, trong đó có vấn đề răng miệng. Trong thời kỳ này, hormone estrogen suy giảm có thể gây ra các triệu chứng nha khoa.

Miệng khô và răng bị xê dịch có liên quan đến thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh.

Khô miệng

Theo hệ thống Delta Dental (một mạng lưới các công ty bảo hiểm nha khoa của Mỹ), khô miệng là triệu chứng mãn kinh khá phổ biến, xuất hiện ở khoảng 1/3 số phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.

Hệ thống y tế Mayo Clinic (Mỹ) cho biết, nước bọt là yếu tố bảo vệ tự nhiên quan trọng ở miệng, có nhiều chức năng như ngăn ngừa sâu răng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, hỗ trợ tiêu hóa và giúp rửa trôi các mảnh vụn thức ăn. Sự sản xuất nước bọt có liên quan đến nồng độ hormone estrogen.

Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu môi trường và sức khỏe cộng đồng năm 2022, giảm estrogen có liên quan đến sự thay đổi của quá trình sản xuất và tính đặc của nước bọt.

Giảm sản xuất nước bọt dẫn đến chứng khô miệng và các vấn đề như: Thay đổi vị giác, răng nhạy cảm hơn với thức ăn nóng và lạnh, tăng độ nhạy cảm của nướu và chảy máu nướu, tăng nguy cơ sâu răng, loét miệng, bệnh về nướu và hơi thở có mùi.

Răng bị xê dịch và mất răng

Răng bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Răng bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Mãn kinh có ảnh hưởng đến sự phát triển và mật độ của xương. Khi nồng độ estrogen suy giảm, cơ thể không thể phát triển hoặc sửa chữa xương như trước, dẫn đến mất xương.

Hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ) ước tính có khoảng 20% ​​phụ nữ bị mất xương trong vòng 5 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tình trạng này làm tăng đáng kể nguy cơ gãy xương, giảm mật độ xương và loãng xương.

Những thay đổi trên cũng ảnh hưởng đến răng miệng, đặc biệt là xương hàm và răng. Chứng loãng xương trên cơ thể có liên quan đến giảm mật độ xương ở xương hàm, làm giảm sự nâng đỡ của hàm cho răng và nguy cơ mất răng. Estrogen thay đổi cũng làm dây chằng nha chu yếu đi, nên răng có thể bị xê dịch khỏi vị trí thẳng hàng ban đầu.

Khó chịu ở miệng

Hội chứng bỏng rát miệng là tình trạng cảm giác bỏng rát trong miệng diễn ra liên tục không rõ nguyên nhân

Hội chứng bỏng rát miệng là tình trạng cảm giác bỏng rát trong miệng diễn ra liên tục không rõ nguyên nhân.

Thời kỳ mãn kinh cũng liên quan đến hội chứng bỏng rát miệng (Burning mouth syndrome - BMS) với cảm giác bỏng rát, rối loạn vị giác hay khô miệng ở mức độ khác nhau xuất hiện trên lưỡi, môi hoặc trong khoang miệng.

Theo Viện Y khoa Răng miệng Mỹ (AAOM), BMS tương đối hiếm, chỉ ảnh hưởng đến 2% dân số, nhưng phụ nữ có nguy cơ được chẩn đoán cao hơn nam giới gấp 7 lần và phần lớn đều là những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.

Mặc dù cơ chế sinh bệnh học của BMS còn nhiều điều chưa được sáng tỏ, các giả thuyết cho rằng bệnh liên quan đến thiếu estrogen. BMS có thể gây ra các vấn đề như nhiễm nấm candida, dị ứng, khó chịu ở lưỡi, khô miệng và vấn đề sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm.

Vì vậy, phụ nữ độ tuổi mãn kinh nên duy trì khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm, trao đổi với bác sĩ khi thấy có triệu chứng bất thường ở răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.

Một số thuốc bạn đang dùng có thể có tác dụng phụ như gây khô miệng, khi thấy triệu chứng này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có điều chỉnh hoặc biện pháp cải thiện phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Loãng xương có ảnh hưởng đến sức khỏe của răng không?

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm