Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nha sĩ cảnh báo những thói quen xấu gây hại cho răng

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ khuyến cáo một số thói quen xấu gây hại cho răng bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.

Thói quen nhai đá có hại cho răng, gây ra các vết nứt hoặc rạn ở bề mặt răng.

Nhai đá lạnh

Chia sẻ với HuffPost, BS Natalie Peterson – chuyên gia về nha khoa lâm sàng tại Đại học Minnesota (Mỹ) cho hay, nhai đá lạnh là thói quen có hại cho răng mà bà không bao giờ làm.

Trong khi đó, nhiều người vừa uống đồ lạnh, vừa nhai đá mà không nghĩ tới tổn thương mà đá có thể gây ra với răng. Đá có độ cứng đáng kể, có thể làm mẻ răng và đặc biệt có hại với người trám răng.

Cắn móng tay

PGS.BS Jennifer Soncini – Khoa Răng trẻ em, Đại học Boston (Mỹ) cho hay, thói quen cắn móng tay tưởng chừng vô hại lại dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng. Hành vi này làm mòn men răng theo thời gian, khiến răng có nguy cơ sâu, mòn, nhiễm trùng, ê buốt khi ăn đồ quá nóng hay quá lạnh.

Dùng răng cắn xé, mở nắp chai

Dùng răng để mở nắp chai không những dễ làm gãy răng mà còn có thể làm tổn thương niêm mạc miệng

Dùng răng để mở nắp chai không những dễ làm gãy răng mà còn có thể làm tổn thương niêm mạc miệng.

Răng có độ cứng và bền, nhưng không phải là công cụ để mở nắp chai, xé mở túi nylon hay cắn các vật dụng cứng. Thói quen này dễ khiến răng đau, nứt vỡ hoặc mẻ. Trường hợp nghiêm trọng, răng có thể phải rút tủy, thậm chí nhổ bỏ.

Ăn kẹo dẻo

BS Soncini khuyến cáo, các bác sĩ không có thói quen ăn các loại kẹo dẻo dính. Nguyên nhân là chúng có thể mắc kẹt vào các kẽ răng, gây sâu răng hoặc dính tới mức làm bong vết trám răng.

BS Peterson chia sẻ, cô còn “tránh xa” cả kẹo dẻo vị chua do chúng hội tụ đủ 3 yếu tố gây hại cho răng: Nhiều đường, dính và có tính acid cao.

Uống nhiều rượu

Lạm dụng đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe gan, trái tim hay chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, với răng miệng, uống quá nhiều rượu bia có thể làm miệng khô, giảm lượng nước bọt tiết ra.

Trong khi đó, nước bọt có nhiệm vụ chính là làm sạch khoang miệng, bảo vệ răng và trung hòa acid, từ đó giảm nguy cơ sâu răng.

Dùng bàn chải quá cứng

Chải răng với bàn chải lông cứng ncó thể khiến cho nướu của bạn bị tổn thương

Chải răng với bàn chải lông cứng ncó thể khiến cho nướu của bạn bị tổn thương.

BS Peterson luôn khuyến khích bệnh nhân dùng bàn chải có lông mềm. Các loại bàn chải có lông cứng có tính bào mòn cao với nướu lợi, dễ gây tụt lợi. Tình trạng tụt lợi một khi đã xảy ra rất khó phục hồi.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là thói quen khó bỏ, nhưng để có hàm răng chắc khỏe và khoang miệng thơm tho, bạn nên cân nhắc cai thuốc lá càng sớm càng tốt. Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh lý tại miệng, dễ khiến răng xỉn màu, nghiêm trọng hơn là ung thư.

Lười vệ sinh răng miệng

BS. Soncini cảnh báo, bạn tuyệt đối không nên đi ngủ vào buổi tối mà quên đánh răng. Đây là thói quen có hại nhất với sức khỏe răng miệng. Đánh răng trước khi đi ngủ ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi qua đêm.

Ngoài việc đánh răng, bạn cũng cần dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, giúp phòng ngừa các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu.

Không khám răng đều đặn

Khám răng định kỳ giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất, đồng thời phát hiện và can thiệp sớm các vấn đề nha khoa.

Tùy thuộc vào tiền sử răng miệng, bác sĩ có thể chỉ định lịch khám phù hợp cho bạn. Người khỏe mạnh có thể cần khám răng 1-2 lần/năm, trong khi những đối tượng có bệnh lý sẵn có cần khám thường xuyên hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thói quen có hại cho răng.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm