Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách chăm sóc sức khỏe đường ruột trong mùa Đông

Ngoài các vấn đề hô hấp, đau khớp hay da liễu, sức khỏe đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông.

Đường ruột hoạt động tốt giúp tăng cường khả năng miễn dịch khi mùa Đông lạnh về.

Vì sao nên ưu tiên chăm sóc sức khỏe đường ruột trong mùa Đông?

Có khoảng 70% tế bào miễn dịch của cơ thể nằm tại ruột, nên việc giữ cho đường ruột khỏe mạnh giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh do virus, vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt trong mùa Đông.

Thời tiết lạnh cũng thường dẫn đến thay đổi chế độ ăn uống và giảm hoạt động ngoài trời, ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe đường ruột tốt còn giúp cải thiện tâm trạng và mức năng lượng trong mùa Đông.

Cách chăm sóc đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông

Ăn uống đúng giờ

Thói quen ăn uống dễ bị thay đổi trong những tháng trời lạnh. Việc ăn uống không đều đặn, bỏ bữa, ăn quá nhanh, quá nhiều hơn bình thường đều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa.

Bạn nên duy trì ăn uống đúng giờ và đều đặn, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và tránh thực phẩm có hại cho đường ruột như thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều đường, chất phụ gia và chất béo chuyển hóa.

Ăn đa dạng thực vật

Thời tiết lạnh khiến bạn có xu hướng ăn nhiều comfort food (các món ăn nhiều tinh bột, ngọt và nhiều chất béo) tuy thỏa mãn vị giác nhưng không tốt cho sức khỏe. Để tốt cho đường ruột, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ trong bữa ăn hàng ngày.

Nên ăn đa dạng thực phẩm nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại đậu. Chế độ ăn uống đa dạng sẽ khuyến khích hệ vi sinh đường ruột đa dạng, giúp đường ruột hoạt động tốt hơn.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Ngủ đủ giấc tạo cơ hội cho hệ tiêu hóa nghỉ ngơi, bổ sung năng lượng, các tế bào niêm mạc đường ruột được phục hồi và tái tạo

Ngủ đủ giấc tạo cơ hội cho hệ tiêu hóa nghỉ ngơi, bổ sung năng lượng, các tế bào niêm mạc đường ruột được phục hồi và tái tạo.

Hệ vi sinh đường ruột và chất lượng giấc ngủ có mối liên hệ chặt chẽ. Sự không nhất quán trong thói quen ngủ của các ngày trong tuần và cuối tuần đều dẫn đến những thay đổi không lành mạnh trong hệ vi khuẩn đường ruột.

Vì vậy, để đường ruột khỏe mạnh, bạn nên duy trì thời gian ngủ và thức dậy nhất quán, tránh ăn khuya để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi hợp lý.

Duy trì vận động

Tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải hỗ trợ sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột, đây là chìa khóa để duy trì đường ruột khỏe mạnh.

Hơn nữa, khi tập luyện, cơ trơn đường tiêu hóa bị kích thích, giúp vận chuyển thức ăn dễ dàng hơn, hạn chế táo bón. 

Kiểm soát mức độ căng thẳng

Trục ruột - não có mối liên hệ chặt chẽ. Căng thẳng mạn tính có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột, tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Thực hành một số kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, tập yoga.

Tăng bổ sung vitamin D

Hiện tượng "ngày ngắn đêm dài" và xu hướng ở trong nhà nhiều hơn trong mùa Đông khiến tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giảm đáng kể, dẫn đến giảm lượng vitamin D.

Trong khi đây là vitamin quan trọng giữ cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Vào mùa Đông, bạn nên tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin D, kết hợp dùng thực phẩm bổ sung hàng ngày.

Giữ đủ nước

Duy trì cơ thể đủ nước quan trọng với sức khỏe dù trong bất kể thời tiết nào. Mùa Đông, mọi người có xu hướng uống ít nước hơn. Uống đủ nước có lợi cho chức năng đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.

Bạn nên uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày, nên mang theo chai nước nhỏ khi ra ngoài để nhắc nhở bản thân uống nước.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những món ăn tốt cho sức khỏe đường ruột.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm