Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mắc đái tháo đường: Làm sao kiểm soát cơn thèm ngọt?

Cảm giác thèm ngọt thường khá phổ biến với người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là trong những ngày trời lạnh. Tuy nhiên, nếu không biết cách kiểm soát mà ăn quá nhiều đồ ngọt, người bệnh đái tháo đường có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường đúng cách là “chìa khóa” để kiềm chế cơn thèm đồ ngọt.

Tại sao người bệnh đái tháo đường hay thấy thèm đồ ngọt, thèm đường?

Khi bạn ăn bất cứ thứ gì, tuyến tụy đều giải phóng hormone insulin để làm giảm lượng đường huyết. Điều này cho phép cơ thể sử dụng glucose trong thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng hoặc dự trữ dưới dạng glycogen ở gan.

Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, họ không phản ứng tốt với insulin như người bình thường. Điều này khiến lượng đường dư thừa tích tụ trong máu, khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát. Người bệnh đái tháo đường có thể cảm thấy uể oải vì cơ thể không nhận đủ năng lượng. Kết quả là cơ thể bạn sẽ coi các thực phẩm nhiều đường là nguồn năng lượng nhanh, gây ra cảm giác thèm đồ ngọt.

Ngoài ra, khi bạn phải tiêm insulin hoặc sử dụng các loại thuốc khác để giảm lượng đường huyết, mức đường huyết có thể hạ xuống quá thấp (dưới 70mg/dL) và điều này cũng dẫn tới cảm giác thèm đường. Tình trạng này có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn nếu bạn nhạy cảm với các loại thuốc như vậy.

Người bệnh đái tháo đường hay thấy thèm ngọt khi trời lạnh

Người bệnh đái tháo đường hay thấy thèm ngọt khi trời lạnh.

Hoạt động thể chất một cách bất thường, hoạt động nhiều khi bụng đói hoặc uống nhiều rượu bia… cũng có thể khiến đường huyết hạ xuống quá thấp.

Tầm quan trọng của việc hạn chế đường với người bệnh đái tháo đường

Các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế cũng thường chứa nhiều đường. Để tiêu hóa đường tinh luyện, cơ thể phải chuyển đổi chúng thành glucose, sau đó chuyển chúng đến các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Việc vận chuyển glucose đến các tế bào được thực hiện bởi hormone insulin.

Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, cơ thể sẽ không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hormone này hiệu quả. Điều này làm tăng mức glucose trong máu của bạn, kết hợp cùng lượng insulin dư thừa có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, các vấn đề về mắt, bệnh thận, đột quỵ…

Làm sao kiểm soát cơn thèm ngọt cho người bệnh đái tháo đường?

- Bổ sung đủ vitamin cho cơ thể.

- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cụ thể là nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và protein. Chế độ ăn này sẽ giúp bạn thấy no lâu hơn, từ đó làm giảm cơn thèm ngọt.

- Bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh các thời điểm đói bụng, rỗng bụng.

- Hạn chế các loại chất tạo ngọt nhân tạo. Chúng có thể không chứa đường, nhưng lại khiến bạn thấy thèm đường hơn.

- Tránh việc “tự thưởng” cho mình các loại đồ ngọt, ví dụ như chocolate, bánh ngọt, kẹo và bánh quy. Các thực phẩm này thường chứa nhiều đường và các chất béo không bão hòa, không tốt cho cơ thể.

- Tránh đồ uống có gas và nước ép trái cây đóng hộp vì chúng thường chứa nhiều đường.

- Người bệnh đái tháo đường có thể ăn các loại trái cây có chứa đường tự nhiên, ăn một số thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây hay củ dền. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn chúng ở lượng vừa phải để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Uống đủ nước.

- Ngủ đủ giấc.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Loại trái cây giúp chế ngự cơn thèm đồ ngọt hiệu quả.

Vi Bùi (Theo Onlymyhealth) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm