Củ cải ngâm giấm là một món ăn kèm phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và nhiều nước châu Á.
Củ cải (thường là củ cải trắng) ngâm trong dung dịch giấm và có thể thêm các gia vị khác như đường, muối, ớt… tùy sở thích.
Củ cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong 100g củ cải trắng sống có:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Hỗ trợ tiêu hóa: Quá trình lên men hoặc ngâm giấm tạo ra các men vi sinh (probiotics) có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng miễn dịch, cũng như sức khỏe tiêu hóa. Nó cũng giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn, từ đó phòng ngừa được chứng táo bón. Đây là lý do nên ăn củ cải ngâm giấm trong bữa ăn. Giấm cũng có đặc tính kháng khuẩn có thể mang lại lợi ích cho cơ thể theo nhiều cách.
Củ cải ngâm giấm nên được ăn vừa phải để có lợi cho sức khỏe.
Cân bằng đường huyết: Giấm có thể giúp giảm lượng đường trong máu và insulin sau bữa ăn. Nitrat và chất chống oxy hóa trong củ cải cũng góp phần cải thiện đường huyết.
Cung cấp một số chất dinh dưỡng: Củ cải chứa một số vitamin và khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần hàng ngày như vitamin C, kali, folate. Tuy nhiên, quá trình ngâm giấm có thể làm giảm một phần hàm lượng vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Củ cải chứa kali cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh và cần thiết để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Sự hiện diện của vitamin C trong củ cải giúp tăng cường mạch máu, cải thiện khả năng miễn dịch và thậm chí giúp hình thành collagen. Củ cải có chứa glucosinolates, là hợp chất chứa lưu huỳnh có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Hỗ trợ cho các bệnh ở gan và mật: Trong quá trình oxy hóa, củ cải ngâm chua sẽ tạo ra một loại enzyme, loại enzyme này có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh ở gan và mật, nhất là các trường hợp có men gan tăng nhẹ.
Hàm lượng muối cao: Nếu ngâm củ cải có thêm muối thì quá trình ngâm muối có thể làm tăng hàm lượng natri trong củ cải, không tốt cho người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.
Hàm lượng acid cao: Giấm có tính acid, có thể gây kích ứng dạ dày ở những người bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược acid. Do đó lựa chọn giấm nâu tốt hơn giấm trắng.
Giảm chất chống oxy hóa: Quá trình ngâm giấm có thể làm giảm mức độ chống oxy hóa từ 25% đến 70% so với củ cải tươi.
Nguy cơ ung thư dạ dày (nếu ăn quá nhiều): Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều thực phẩm ngâm muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Vì vậy, không nên ăn quá nhiều củ cải ngâm giấm, đặc biệt là đối với những người có các vấn đề về sức khỏe. Nên ăn như một món ăn kèm với số lượng nhỏ. Nên chọn mua củ cải ngâm giấm ở những nơi uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoặc tự làm tại nhà để kiểm soát chất lượng và lượng muối, đường. Không nên ăn củ cải ngâm giấm hàng ngày.
Những người nên hạn chế hoặc tránh ăn củ cải ngâm giấm như người bị tăng huyết áp, người bị bệnh tim mạch, người bị bệnh thận, người bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược acid. Đối với phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn là tốt nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Mừng xuân Ất Tỵ, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng Bạn Cũ món quà sức khỏe: 01 buổi khám dinh dưỡng MIỄN PHÍ. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.