Dưa hành, cải muối là những món chua ăn kèm quen thuộc trong dịp Tết Nguyên Đán. Cùng tìm hiểu một công thức muối chua củ cải, cà rốt cực ngon, dễ làm cho bạn tham khảo nhé.
Các nguyên liệu cần có:
- 1 kg củ cải
- 300 gram cà rốt
- Giấm
- Đường
- Ớt
- Nước lọc
- Hũ thủy tinh đã tiệt trùng.
Cách chế biến:
Bước 1: Nấu nước giấm đường
Với lượng cà rốt và củ cải như trên bạn sử dụng khoảng 500gr đường, 1/2 muỗng canh muối và 1lít giấm ăn rồi cho lên bếp nấu đến khi giấm đường được hòa tan và sôi đều thì tắt bếp để nguội.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Trong thời gian chờ nước giấm đường nguội bớt bạn bắt tay vào sơ chế củ cải và cà rốt.
Cà rốt và củ cải đem gọt vỏ, rửa qua với nước sạch rồi để cho ráo nước hoàn toàn. Khi củ cải và cà rốt đã ráo nước, bạn dùng dao cắt cà rốt và củ cải thành những sợi nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Ngâm cà rốt, củ cải với muối
Đem cà rốt củ cải thái sợi trộn cùng 1,5 muỗng canh muối còn lại rồi ướp trong vòng 20 phút cho ra nước để củ cải, cà rốt được mềm hơn.
Bước 4: Rửa lại nguyên liệu
Sau khi đã trộn củ cải cà rốt qua muối ăn, bạn rửa lại nguyên liệu khoảng 2-3 lần với nước sạch rồi để cho ráo nước. Để củ cải và cà rốt ráo nước nhanh hơn, bạn có thể cho nguyên liệu vào túi vải mùng rồi vắt với lực vừa phải để củ cải và cà rốt bên trong không bị nát.
Bước 5: Ngâm nguyên liệu với hỗn hợp giấm đường
Sau khi củ cải cà rốt đã ráo nước, bạn cho nguyên liệu vào một hũ đựng thực phẩm để bắt đầu ngâm với giấm đường.
Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp giấm đã pha sẵn vào để ngâm củ cải và cà rốt trong vòng 3 - 4 tiếng.
Dùng một vật nặng sạch để chèn lên trên bề mặt củ cải và cà rốt Để cho củ cải ngâm được ngon và đậm vị hơn thì trong quá trình ngâm.
Sau khi đã ngâm đủ thời gian, bạn có thể vớt củ cải ra dĩa và thưởng thức kèm với các món ăn rồi. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thực phẩm lên men cho đường ruột khỏe mạnh.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.