Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích quan trọng của thực phẩm lên men trong phòng chống ung thư

Các lợi khuẩn được tìm thấy trong thực phẩm lên men đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn chặn không chỉ ung thư đại trực tràng mà còn ung thư vú, gan, ruột non, và nhiều lại ung thư khác.

Lợi ích quan trọng của thực phẩm lên men trong phòng chống ung thư

Các nhà khoa học đã có những bằng chứng chắc chắn về chế độ ăn ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư. Những bằng chứng khoa học này đều ủng hộ quan điểm cho rằng chế độ ăn giàu axít béo lành mạnh và ít cacbonhydrat (bao gồm cả lượng carb phức hợp đi kèm chất xơ) có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư, cải thiện hoạt động của các ty thể trong tế bào cũng như hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

Thực phẩm lên men cũng được công nhận như một phương thức hỗ trợ điều trị ung thư chính thức. Các lợi khuẩn có trong các thực phẩm lên men đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, ung thu vú, ung thu gan, ung thư ruột non… ví dụ như, butyrat- một a xít béo chuỗi ngắn được tạo ra khi các vi khuẩn lên men chất xơ trong ruột, có khả năng bất hoạt các tế bào ung thư đại trực tràng và các sản phẩm lên men sữa quen thuộc cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại tràng khoảng 29%.

Thực phẩm lên men có tốt không?

Trong các chế phẩm sữa lên men đều có chứa hai lợi khuẩn đó là lactobcillus và bifidobacterium có khả năng thức đẩy quá trình chuyển hóa cacbonhydrat trong cơ thể. Thậm chí hai loại lợi khuẩn này còn có khả năng giảm độc tính của các amin thơm dị vòng (HCA) gây ung thư trong các loại thịt bị cháy.

Kimchi- một món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc và nhiều quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam chứa những lợi khuẩn có khả năng thải độc của thuốc trừ sâu phốt pho hữu cơ,làm giảm lượng muối nitrat- một chất bảo quản thực phẩm có khả năng làm gia tăng nguy cơ bị ung thư.

Sự trao đổi chất của vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư

Sự trao đổi chất của vi sinh vật có thể tác động đến nguy cơ gây ung thư  theo hướng tốt hơn hoặc tệ hơn. Những phương thức tác động có thể theo nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu tác động đến một số quá trình sau: quá trình sửa chữa AND, quá trình thải độc loại bỏ các tế bào bất thường, quá trình viêm, chức năng miễn dịch, quá trình chết theo lập trình của tế bào,  sự phát triển của vi sinh vật, quá trình tiến hóa của vi sinh vật.

Hơn thế nữa, hệ vi sinh vật đường ruột có số lượng đông gấp 100 lần so vơi số lượng gen trong cơ thể bạn, đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa sinh  mà enzym của hệ tiêu hóa không làm được (trong đó có quá trình lên men và khử sulfat).

Tuy nhiên, hệ vi sinh trong đường ruột còn giúp tạo ra những hợp chất mới (sản phẩm của quá trình chuyển hóa của vi khuẩn) có thể đem cả lợi ích và tác hại đến sức khỏe của bạn.  Một mặt một vài chất hoạt động như là một nguồn năng lượng hoặc điều chỉnh sự trao đổi chất của bạn và giảm thiểu quá trình viêm. Nhưng mặt khác chúng lại làm tăng quá trình oxi hóa hơn.

Các thành phần có trong thực phẩm khiến quá trình trao đổi chất của vi sinh vật tạo ra những chất có lợi cho cơ thể đó là: chất xơ, hợp chất lignan trong thực vật, anthocyanin và a xít linoleic.

Các chất dinh dưỡng sẵn có hoặc những hoạt chất sinh học đều rất quan trọng với sức khỏe con người và đều bị ảnh hưởng bởi hệ vi sinh đường ruột. Hiểu được những ảnh hưởng của quá trình trao đổi chất của vi sinh vật đường ruột lên con đường chuyển hóa chất trong cơ thể con người có thể giúp định hướng những hướng dẫn trong chế độ ăn và có kế hoạch ngăn ngừa ung thư.

Viêm mạn tính dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư

Giảm thiểu được quá trình viêm cũng là một vai trò chính của thực phẩm lên men trong phòng chống ung thư. Những đợt viêm kéo dài có thể gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh cũng như các mô cơ thể và làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể. Và một khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến các căn bệnh sẽ có cơ hội phát triển những mầm mống đầu tiên như các tế bào quá sản dẫn đến hình thành những tế bào ung thư sau này. Do vậy giảm thiểu được các đợt viêm trong cơ thể là yêu cầu cơ bản trong việc phòng chống ung thư.

Một số yếu tố thức đẩy quá trình viêm mạn tính trong cơ thể là: béo phì, hút thuốc, stress,  lười vận động và chế độ ăn không đa dạng.

Viêm và vi sinh vật cũng đóng vai trò trong bệnh tiểu đường typ 1

Mối liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột, viêm trong bệnh tiểu đường typ 1 cũng đã được chứng minh trái ngược hẳn với bệnh miễn dịch và tiểu đường typ 2 vẫn chưa được chứng minh.

Nguyên nhân gốc rễ của tiểu đường typ 1 vẫn còn là điều bí ẩn với y khoa, nhưng  gần đây người ta đã thấy có một vài bằng chứng về rối loạn đường ruột ở những bệnh nhân này. Hệ đường ruột của những bệnh  nhân tiểu đường typ 1 dường như có nhiều chỗ viêm hơn, hệ vi sinh tiêu hóa thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng khác so với người bình thường (ít vi khuẩn escherichia, samonella và nhiều vi khuẩn bacilli và streptococcus). Như vậy với những bằng chứng này thì  việc điều trị tiểu đường typ I sẽ sớm chuyển sang việc điều trị đích thay cho điều trị triệu chứng như hiện nay.

Những yếu tố quan trọng trong chế độ ăn chống viêm và ngăn ngừa ung thư

Một chế độ ăn lành mạnh vừa chống viêm vừa có tác dụng ngăn ngừa ung thư có một số đặc điểm sau:

  • Có nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hữu cơ và nhiều thực phẩm lên men: tối thiểu 2/3 số món ăn trong bữa ăn của bạn phải là thức ăn có nguồn gốc thực vât và tối thiểu bạn phải ăn một phần nhỏ những đồ ăn lên men ( dưa cà muối, kim chi, sữa chua, phô mai…)
     
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: tránh các loại đồ ăn được chế biến trong nhà máy, đóng gói bán trong các siêu thị như các loại mỳ ăn liền, thịt đóng gói,…. Nên ăn các loại thực phẩm toàn phần, tươi sống.
  • Tránh uống các loại nước ngọt, đồ uống thể thao, nước ép hoa quả đóng hộp
  • Cân bằng  tỉ số omega3 và omega 6: nghĩa là bạn nên ăn nhiều thức ăn chứa omega 3 có nguồn gốc động vật như các loại cá hồi, cá mòi, cá thu, và giảm thiểu omega 6 có trong các dầu ăn ăn có nguồn gốc thực vật đã qua chế biến ( dầu thực vật đã rán thức ăn hoặc dầu thực vật có trong các sản phẩm đóng gói)
  • Hạn chế ăn thịt đỏ và tránh các loại thịt chế biến sẵn  (thịt xông khói,  xúc xích, thịt muối, thịt trong piza) giảm tiêu thụ các loại protein có nguồn gốc từ thịt đỏ là yếu tố quan trọng để hạn chế quá trình tế bào tiền ung thư thành tế bào ung thư; thay thế bằng các loại thịt trắng như cá.

Các thực phẩm lên men có ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh đường ruột

Một nghiên cứu được tiến hành ở Anh với 30 tình ngyện viên đồng ý ăn các thực phẩm lên men trong vòng một tháng để xem xem thực phẩm lên men tác động đến hệ vi sinh đường ruột như thế nào, Các tình nguyện viên được chia làm 3 nhóm, một nhóm được nhận các sản phẩm đồ uống có bổ sung lợi khuẩn thương mại; một nhóm được nhận men kefir và nhóm còn lại được ăn các thực phẩm giàu inulin (chất xơ nuôi dưỡng lợi khuẩn) như hành, tỏi, tỏi tây…. Và kết quả là ở nhóm những người được uống các đồ uống thương mại bổ sung lợi khuẩn sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột rất nhỏ. Nhóm ăn những thực phẩm giàu inulin thấy xuất hiện nhiều các vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Và đặc biệt ở nhóm bổ sung men kefir thấy xuất hiện nhiều vi khuẩn thuộc họ lactobacillales – đây là một lợi khuẩn cực tốt cho đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy và không dung nạp lactose.

Nên ăn thực phẩm lên men làm tại nhà hay thực phẩm chế biến sẵn?

Cũng từ nghiên cứu trên, người ta cũng nhận ra các thực phẩm lên men phiên bản nhà hàng hoặc công nghiệp thực phẩm không chứa nhiều loại lợi khuẩn bằng những thực phẩm tự lên men tại  nhà. Một trong những lý do của sự khác biệt này đó là những thực phẩm chế biến sẵn buộc phải qua một bước khử trùng để kéo dài thời gian sử dụng và đảm bảo  độ an toàn của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

Đây cũng là lý do khiến chúng ta nên đi mua những sản phẩm lên men truyền thống, những sản phẩm không tiệt trùng, và tốt nhất là ăn chính những sản phẩm lên men mà bạn tự tay làm ra vừa được hưởng nhiều lợi khuẩn vừa tiết kiệm tiền hơn.

Nuôi dưỡng được hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp  bạn khỏe mạnh hơn, phòng chống được không chỉ bệnh ung thư mà còn nhiều bệnh tật khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viếtLiệu pháp âm nhạc: Phương pháp tích cực điều trị ung thư

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mercola
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm