Nghệ có thể điều trị bệnh vảy nến hay không?
Nghệ là một loại cây gia vị có vị cay và mùi thơm đặc trưng, khá nổi tiếng trong món cà ri. Cách đây hàng nghìn năm, nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Hoa. Loài cây này được biết đến với các đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa. Ngày nay, nghệ ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn ở các nước châu Âu do các tác dụng có lợi cho sức khỏe loài thảo mộc này mang lại.
Nghệ có màu vàng đậm đặc trưng là do một hợp chất chính trong nghệ tên là curcumin. Curcumin cũng là thành phần có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe nhất của nghệ. Trong y học cổ truyền, nghệ có tác dụng làm lành vết thương. Do vậy, rất có khả năng rằng nghệ có thể điều trị được một căn bệnh da liễu khó chịu, bệnh vảy nến.
Vảy nến là một bệnh tự miễn gây nên những tổn thương đóng thành vảy trắng bạc dễ bong và để lại những mẩn đỏ trên da. Những tổn thương này là hậu quả của sự tăng sản quá mức của các tế bào trên da.
Tác dụng làm lành vết thương của nghệ
Theo một nghiên cứu năm 2015, nghệ được coi là một liệu pháp điều trị tại chỗ thay thế đối với bệnh vảy nến. Nghệ cũng khá hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác. Các nhà khoa học tin rằng nghệ có tác dụng ức chế những enzyme gây viêm có liên quan đến bệnh vảy nến. Trong nghiên cứu này, những bệnh nhân được bôi một loại gel chiết xuất từ nghệ 2 lần/ngày trong 9 tuần. Kết quả cho thấy những người này có sự cải thiện về kích thước, độ dày của tổn thương vảy nến và tình trạng ban đỏ trên da.
Một số bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ nhỏ như khô da và cảm giác hơi nóng rát. Người ta vẫn chưa rõ những tác dụng phụ này là do nghệ hay những thành phần khác trong gel bôi gây ra.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người mắc bệnh vảy nến mức độ từ trung bình đến nặng có cải thiện đáng kể tình trạng bệnh khi được sử dụng kết hợp chiết xuất curcumin từ nghệ và quang liệu pháp. Những bệnh nhân trong nghiên cứu không gặp phải tác dụng phụ nào. Điều này đưa các nhà khoa học tới kết luận rằng, liệu pháp điều trị kết hợp có thể an toàn hơn so với các phương pháp điều trị riêng lẻ.
Theo một nghiên cứu trên mô hình động vật vào năm 2016, chiết xuất từ một số loài thực vật trong y học cổ truyền như nghệ có thể giúp điều trị và phòng bệnh vảy nến. Chiết xuất nghệ cũng làm giảm mức nồng độ cao của cytokine là những chất kích thích quá trình viêm trong tế bào.
Tác dụng không mong muốn
Nghệ được coi là một dược liệu khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, cũng như những dược liệu khác, nghệ vẫn có một số tác dụng không mong muốn như:
Nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn sẽ tăng cao nếu như bạn sử dụng nghệ với liều cao trong khoảng thời gian dài.
Những nguy cơ cần cân nhắc trước khi sử dụng
Nghệ không phải là một lựa chọn an toàn cho tất cả mọi người. Bạn nên tránh sử dụng nghệ nếu:
Nghệ có thể tương tác đối với một số thuốc điều trị bao gồm:
Nghệ vốn là một dược liệu có tác dụng chống đông máu, do vậy không nên sử dụng nghệ trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật.
Cách sử dụng nghệ để điều trị bệnh vảy nến
Nghệ có thể tồn tại dưới nhiều dạng bào chế. Bạn có thể mua những viên uống có tinh chất nghệ tại bất cứ hiệu thuốc nào. Bạn cũng có thể thêm bột nghệ vào những loại nước trái cây hay smoothie. Hạt tiêu đen giúp cơ thể hấp thu tinh chất nghệ tốt hơn.
Sử dụng khoảng 1,5 – 3,0 gram nghệ/ngày được coi là an toàn cho con người. Tuy nhiên, hàm lượng nghệ bổ sung trong các loại đồ ăn có thể là chưa đủ để làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng những dạng thuốc bôi ngoài tổn thương bệnh vảy nến theo hướng dẫn sau đây:
Lưu ý: Nghệ có thể nhuộm vàng quần áo và vùng da tiếp xúc.
Triển vọng điều trị
Các nghiên cứu về tác dụng của nghệ đối với bệnh vảy nến là vô cùng hứa hẹn. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu với mục đích tìm ra biện pháp tốt nhất để ứng dụng đặc tính làm lành vết thương kỳ diệu của nghệ. Tiên lượng điều trị sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ nặng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một điều quan trọng cần nhớ là hãy hỏi bác sỹ trước khi quyết định sử dụng nghệ để điều trị căn bệnh này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Triển vọng của các phương pháp mới điều trị bệnh vẩy nến
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.