Lý do bạn nên ngủ trưa đúng cách tại nơi làm việc
Nếu bạn thường xuyên thấy mệt mỏi và không tỉnh táo trong giờ làm việc, rất có thể bạn đang thiếu ngủ. Một nghiên cứu cho thấy gần 2 phần 3 chúng ta không có giấc ngủ đầy đủ. Trong số 2.969 người Hoa Kỳ trưởng thành được phỏng vấn về thói quen ngủ trưa, chỉ có 34% ngủ trưa mỗi ngày (nam giới là 38% nhiều hơn so với nữ giới là 31%). Theo độ tuổi, những người trên 80 tuổi chiếm số lượng ngủ trưa nhiều nhất (52%), tiếp theo là những người ở độ tuổi 30 đến 49 (35%).
Ngủ trưa không đồng nghĩa với việc bạn lười biếng. Thậm chí, một khảo sát còn cho thấy ngủ trưa liên quan đến thành công về mặt tài chính. Không những vậy, ngủ trưa còn cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và sự tỉnh táo cho hoạt động buổi chiều. Theo kết quả của một nghiên cứu tại Hy Lạp, những người ngủ trưa tổng cộng 30 - 60 phút mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ tử vong do đau tim đến 37% - lợi ích này được cho là do ngủ trưa giúp giảm stress gây hại đến tim mạch.
Thói quen ngủ trưa tại nơi làm việc rất khác nhau giữa mỗi quốc gia, và nhất là theo chế độ làm việc. Giấc ngủ trưa là một giấc ngủ ngắn ban ngày vào giờ nghỉ trưa, hoặc đầu giờ chiều, hoặc sau bữa ăn trưa, tùy theo trường lớp, cơ quan hoặc lịch sinh hoạt cá nhân. Đây là một thói quen truyền thống ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có khí hậu ấm áp. Ở Việt Nam, chúng ta thường có thói quen ngủ trưa tại các trường học, công sở.
Lợi ích của giấc ngủ trưa
Giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi cho học sinh, những người làm văn phòng, người lao động nặng nhọc, phụ nữ có thai và người già. Dưới đây là những lợi ích dễ nhận thấy của giấc ngủ trưa:
Độ dài của giấc ngủ trưa thế nào là hợp lý?
Không ngủ trưa có tốt không?
Việc ngủ trưa là thói quen của một số người và có những tác động tốt cho sức khỏe. Với những người có thói quen ngủ trưa, nếu không được ngủ trưa có thể sẽ gây ra những tác hại sau:
Giảm trí nhớ: Bình thường cơ thể chúng ta có sức khỏe tốt nhất vào buổi sáng. Sau một buổi sáng tập trung công việc đầu bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, nếu không được nghỉ ngơi kịp thời não bộ của bạn sẽ hoạt động một cách yếu ớt. Hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc vào buổi chiều.
Chất lượng công việc giảm sút: Nếu bị mất ngủ vào buổi trưa, đến chiều bạn sẽ bắt đầu công việc bằng trạng thái mệt mỏi, dễ dẫn đến chất lượng công việc không đạt hiệu quả cao. Sau một buổi sáng làm việc cơ thể bạn cần nghỉ ngơi để nạp thêm năng lượng cho buổi chiều để đạt hiệu quả công việc cao nhất.
Rối loạn tâm lý: Não bộ hoạt động quá sức và bị căng thẳng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động của hệ thần kinh như lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi…Lâu ngày có thể gây rối loạn tâm lý, thậm trí dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường: một số nghiên cứu cho rằng, khi bạn không ngủ trưa, cơ thể bạn sẽ cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim. Vì thế nguy cơ bạn mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường sẽ cao hơn so với các trường hợp khác.
Bạn nên sắp xếp thời gian để nghỉ trưa từ 15-30 phút mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhưng nếu bạn không có thời gian để ngủ hoặc không thể ngủ trưa tại nơi làm việc hay cảm nhận giấc ngủ trưa chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và gây trở ngại cho giấc ngủ ban đêm, thì nên đi ra ngoài. Tìm đến những nơi có ánh nắng mặt trời giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể và ngăn chặn chất gây buồn ngủ melatonin tấn công.
Những cách đơn giản để có một giấc ngủ trưa tốt cho sức khỏe
Ngủ trưa đúng giờ
Nên ngủ trưa và thức dậy vào một giờ nhất định hàng ngày, điều này sẽ tạo thói quen cho não bộ để có thể làm việc, học tập buổi chiều tốt hơn. Không nên ngủ trưa muộn hơn 4 giờ chiều, giấc ngủ đó có thể làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học, khiến bạn không có giấc ngủ ngon vào ban đêm.
Chủ động ngủ trưa trong vòng 10 phút
Ngủ trưa không nên chiếm quá nhiều thời gian và chỉ nên ngủ trưa 10 – 30 phút, tùy thuộc vào độ tuổi và công việc của bạn. Hầu hết các nghiên cứu đã kết luận rằng 10 phút ngủ trưa cũng có hiệu quả như ngủ trưa 20 hay 30 phút, và bạn cũng dễ dàng thu xếp để có giấc ngủ này hơn. Tránh tình trạng ngủ quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi thêm, giảm khả năng làm việc buổi chiều. Hãy đặt báo thức để thức dậy kịp thời cho giờ học hay làm việc buổi chiều.
Tránh ngủ trên giường
Ngủ trưa trên giường khiến bạn cảm thấy như mình đang ngủ vào ban đêm nên ngủ sâu hơn và khó thức dậy hơn. Vì vậy, văn phòng của bạn thực sự là nơi tốt để ngủ trưa bởi không có một cái giường nào cả! Bạn có thể ngủ trên ghế tựa nếu thấy thoải mái, thay vì kê đệm hay chiếu để ngủ.
Hay chọn tư thế ngủ đúng để thả lỏng cơ thể giúp các cơ bắp được giãn đều. Nếu có điều kiện, nên sử dụng giường gấp hoặc ghế ngủ. Nên nằm nghiêng sang phải hoặc nằm ngửa để tránh tim bị áp lực. Tuyệt đối không gục mặt xuống bàn, không gối đầu vào khuỷu tay, tránh đè tay lên ngực, bắt chéo chân.
Dùng gối khi ngủ: một cái gối nhỏ, mềm vừa phải, không quá cao, và gối sâu về phía gáy khi nằm ngủ sẽ giúp giấc ngủ trưa ngon hơn rất nhiều.
Đắp chăn mỏng:Thân nhiệt của bạn sẽ sụt giảm khi bạn ngủ. Bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn nếu cảm thấy thoải mái, vì vậy nên chuẩn bị chăn mỏng để đắp. Bên cạnh đó, phần lớn các cơ quan cũng không cho phép bạn tự điều chỉnh nhiệt độ dễ dàng.
Nên ngủ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếng ồn, ánh sáng trực tiếp. Khi ngủ trưa nên để nhiệt độ phòng từ 28 – 30 độ C, vì khi ngủ nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống nên cần để nhiệt độ phòng thích hợp để tránh bị cảm lạnh.
Khi thức giấc, không nên đứng dậy ngay mà hãy đứng hoặc ngồi tại chỗ 1 - 3 phút để cơ thể tỉnh táo hẳn rồi mới đứng dậy và bắt tay vào công việc buổi chiều.
Đường bột trong bỏng ngô giúp cơ thể tiết ra serotonin giúp bạn buồn ngủ. Hãy ăn một nắm tay bỏng ngô 30 phút trước giờ bạn đi ngủ.
Tắt các tác nhân gây phân tán
Hãy tắt điện thoại và các thiết bị cầm tay, cũng như âm thanh báo email từ máy tính. Bạn sẽ ngủ tốt hơn khi môi trường yên tĩnh, và bạn cũng có thể nghe thấy chuông báo thức rõ hơn để tỉnh dậy.
Giảm ánh sáng
Bạn có thể hạ bớt nguồn sáng hoặc sử dụng miếng che mắt. Cũng như tiếng ồn, ánh sáng khiến bạn khó ngủ ngon hơn.
Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Giấc ngủ trưa và lợi ích sức khỏe
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.