10 thói quen xấu có thể gây mất ngủ
Ăn nhiều trước khi đi ngủ
Để bàng quang căng tức và dạ dày đầy thức ăn sẽ có ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ. Việc phải thức dậy và đi tiểu sẽ làm mất đi cảm giác thư giãn, do vậy uống quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ có nghĩa bạn sẽ phải đi tiểu nhiều lần trong đêm. Ăn nhiều gần giờ đi ngủ có thể gây ra triệu chứng nóng rát thượng vị khi bạn nằm và gây ra cảm giác không thoải mái. Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cũng có thể có nguyên nhân là do tiểu đêm và ợ nóng khi đang ngủ.
Nằm trằn trọc trên giường
Khi bạn gặp khó khăn khi ngủ, thông thường cách cuối cùng bạn có thể làm là nằm thức trên giường. Nếu hiện tượng này xuất hiện một cách thường xuyên, cũng có thể gây ra chứng mất ngủ cho bạn. Thay vì nằm trằn trọc, hãy thử một số hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ. Nếu vẫn còn tiếp tục cảm thấy khó ngủ, hãy chủ động ra khỏi giường để tái lập lại giấc ngủ của bạn.
Không nên cố ngủ ở những nơi gây kích thích những cảm giác của cơ thể. Thử tưởng tượng, nếu đài bật, đèn còn sáng và không khí ngột ngạt, liệu bạn có thể có một giấc ngủ ngon? Hãy giữ phòng ngủ của bạn thoải mái với ít đèn, ít tiếng ồn và nhiệt độ phù hợp.
Dành nhiều thời gian ngủ trưa
Vấn đề này vẫn còn tranh cãi, một số người ủng hộ việc ngủ trưa, trong khi nhiều người khác có ý kiến ngược lại. Nếu bạn vẫn có thể ngủ ngon vào buổi tối thì điều này không phải là một vấn đề. Tuy nhiên nếu gặp vấn đề về giấc ngủ vào ban đêm, một điều bạn nên cần nhắc làm là cắt giảm những giấc ngủ ban ngày. Ngủ trưa nhiều có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ ban đêm và gây ra chứng mất ngủ.
Sử dụng phòng ngủ của bạn như một căn phòng vạn năng
Phòng ngủ với đầy đủ ti vi, máy chơi game, máy tính, điện thoại và những vật dụng khác sẽ khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng kích thích. Và không có một thiết bị nào trong số được kể trên có tác dụng tốt đối với giấc ngủ của bạn. Ánh đèn của màn hình có ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ. Đặt và sử dụng chúng ngay trước giường ngủ sẽ khiến não bộ tăng cường hoạt động và rơi vào trạng thái kích thích trong khi não bộ đóng vai trò quan trọng đối với giấc ngủ ngon. Hãy sạc điện thoại của bạn ở phòng bếp và dọn dẹp những thiết bị công nghệ trong khu vực phòng ngủ để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Một số người nghĩ rằng một chén rượu trước giờ ngủ sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, điều này thực tế không hoàn toàn như vậy. Rượu có thể gây ra cảm giác mơ màng nhưng nó có thể khiến giấc ngủ của bạn trở nên rời rạc và bị gián đoạn. Uống rượu có thể gây ra tình trạng ngáy ngủ hoặc chứng ngừng thở khi ngủ. Những loại đồ uống chứa caffein như café, trà, nước soda và những loại thức ăn như chocolate đóng vai trò như những chất kích thích khiến bạn tỉnh táo trong nhiều giờ. Nên tránh sử dụng caffein trong 4 đến 6 giờ trước khi đi ngủ hoặc nhiều giờ hơn nữa nếu bạn là một người nhạy cảm với caffein. Hơn nữa, chất nicotine từ thuốc lá sẽ cản trở giấc ngủ của bạn và cảm giác thèm hút thuốc có thể khiến bạn thức dậy giữa đêm làm hỏng giấc ngủ.
Ngủ ít hơn khi bận bịu
Vì nhiều lý do, phần lớn chúng ta đều bận bịu và một điều mọi người thường làm là ngủ ít hơn để dành thêm thời gian cho công việc. Tại sao chúng ta lại phải lãng phí 8h trên giường? Thực tế, chất lượng công việc khi chúng ta thức chịu tác động lớn từ việc việc không nghỉ ngơi đủ. Nếu bạn cắt bớt thời gian ngủ, có thể bạn cũng khó để làm việc hiệu quả vì bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi và lờ đờ trong phần thời gian còn lại trong ngày. Do vậy hãy ngủ đủ mỗi tối.
Hoạt động trong suốt cả ngày, và chỉ nghỉ khi gần tới giờ ngủ
Ngủ là một hoạt động yên tĩnh, thư giãn. Cơ thể của chúng ta có xu hướng khó làm quen với những thay đổi đột ngột. Điều này cũng đúng đối với giấc ngủ. Một vài hoạt động đơn giản như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hay tắm trước khi đi ngủ có thể giúp tinh thần và cơ thể chúng ta đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. Hãy dành từ 30 đến 60 phút trước giờ ngủ để giúp cơ thể và tinh thần làm quen để chuẩn bị cho giấc ngủ.
Tập luyện mạnh trước giờ ngủ
Mặc dù các nhà khoa học đã chứng minh rằng tập luyện 30 phút mỗi ngày có lợi cho giấc ngủ của bạn, tuy vậy nếu bạn tập thể dục ngay trước giờ ngủ lại là một hành động có tác động tiêu cực. Đừng đi ngủ ngay sau khi bạn vừa đổ mồ hôi tập luyện. Hãy cố gắng hạn chế tối đa những bài tập aerobic ngay trước giờ ngủ, trừ khi đó là thời điểm duy nhất trong ngày bạn có thể thu xếp để tập luyện.
Thay đổi giờ ngủ của bạn từ ngày này sang ngày khác
Thói quen có tác động rất lớn đối với cơ thể chúng ta và thói quen ngủ không phải là ngoại lệ. Nếu giờ đi ngủ và thức giấc của bạn khác nhau từ ngày này qua ngày khác, sẽ khó cho cơ thể để thiết lập một thói quen hợp lý, thói quen này sẽ dần hình thành một nhịp sinh học cho cơ thể. Bằng việc có một giờ giấc sinh hoạt ổn định, chúng ta sẽ có thể ngủ ngon hơn. Hãy bắt đầu bằng việc điều chỉnh giờ thức giấc của bạn bằng đồng hồ báo thức và đi ngủ khi bạn cảm thấy mệt và buồn ngủ, hãy đảm bảo rằng bạn luôn ngủ đủ thời gian.
Thông tin thêm trong bài viết: 10 bước để có một giấc ngủ ngon
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.