Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc giấc ngủ cho bệnh nhân Alzheimer

Nếu bạn đang có người thân bị Alzheimer thì viếc chăm sóc giấc ngủ cho họ là một điều cực kỳ cần thiết để tránh gây sự mệt mỏi cho cả hai. Sau đây là một số lời khuyên để có một giấc ngủ ngon.

Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không say giấc là vấn đề thường xuyên  diễn ra đối với bệnh nhân Alzheimer. Hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây để có cách tốt nhất mang lại giấc ngủ ngon cho cả người thân và chính bạn.

Mất ngủ là vấn đề phổ biến của người bệnh Alzheimer

Rất nhiều người cao tuổi có các rối loạn giấc ngủ nhưng những người bệnh Alzheimer thì những rối loạn này trở nên phức tạp hơn. Bệnh Alzheimer có thể đảo ngược chu kỳ ngủ - thức của một người, gây ra buồn ngủ vào ban ngày và thao thức vào ban đêm. Rối loạn giấc ngủ cũng tăng lên khi tình trạng bệnh trở lên nặng hơn. Những giấc ngủ ngắn ngắt quãng sẽ dần thay thế giấc ngủ sâu vào ban đêm.

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến việc mất ngủ như:

  • Nghẽn đường thở lúc ngủ: các cơ hầu họng giãm ra lúc ngủ gây cản trở đường không khí qua mũi và họng
  • Chân tay buồn bực: khiến bệnh nhân cảm giác không yên dẫn đến khó ngủ.
  • Trầm cảm.
Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon

Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng tới cả người bệnh và người chăm sóc gây những ảnh hưởng kéo dài đến sức khỏe và cuộc sống. Để có giấc ngủ ngon bạn nên áp dụng một số cách sau:

Liệu pháp ánh nắng: hãy cho người thân của bạn tắm nắng trong một vài giờ vào buổi sáng. Ánh nắng buổi sáng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bệnh nhân Alzheimer vào ban đêm.

Tránh các chất cafein và cồn: caffein, soda, trà, cà phê hoặc các đồ uống có cồn gây tình trạng mất ngủ và rượu có thể gây ra tình trạng nhầm lẫn, lo lắng của bệnh nhân Alzheimer. Nếu người thân của bạn đòi uống những đồ trên hãy thay vào bằng nước ngọt pha chế theo kiểu coctail hoặc những đồ uống không chứa cồn.

Uống thuốc đúng giờ:  tìm ra thời gian thích hợp để cho  người thân của bạn uống thuốc. Ví dụ như buổi sáng nên uống các loại thuốc có tác dụng kích thích, còn buổi tối thì nên uống thuốc an thần. Lưu ý rằng thuốc ngủ thường được kê cho các bệnh nhân Alzheimer nhưng những loại thuốc này khiến bệnh nhân buồn ngủ cả ngày nên dễ gây ra tình trạng lú lẫn, té ngã

Khuyến khích các hoạt động thể chất: hãy tạo ra những thời gian hoạt động thể chất như đi bộ hay một số hoạt động khác cho bệnh nhân Alzheimer dder có một giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Hạn chế thời gian ngủ ngày: nếu người thân của bạn buồn ngủ vào ban ngày, hãy đảm bảo giấc ngủ đó chỉ diễn ra ngắn và không nên vào thời gian quá muộn trong ngày. Để họ ngủ trên ghế hơn là trên giường nếu bạn nghĩ ngủ trên giường quá lâu vào buổi sáng sẽ làm họ mất ngủ vào ban đêm

Tạo ra thói quen về thời gian ngủ: khuyến khích thói quen ngủ đúng giờ một cách thường xuyên. Hạn chế các xung đột vào buổi tối, hạn chế sự ồn ào như việc bật nhạc quá to. Đảm bảo nhiệt độ ở phòng ngủ vừa đủ để không quá lạnh, không quá nóng. Bật đèn ngủ, đặt chăn ở một chỗ dễ lấy.

Điều trị những vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng đến giấc ngủ: nếu nghi ngờ người thân bạn bị ngừng thở khi ngủ, trầm cảm hay có những cơn đau vào buổi tối thì bạn nên nhờ bác sỹ điều trị kiểm tra và có cách điều trị thích hợp để đảm bảo giấc ngủ cho người thân.

Phải làm gì khi người thân thức dậy vào ban đêm

Nếu người thân của bạn thức dậy vào nửa đêm và cảm thấy khó chịu thì tốt nhất là bạn nên giữ bình tĩnh cho dù bạn đã quá kiệt sức. Khuyên bảo nhắc nhở nhẹ nhàng để họ quay lại giường ngủ tiếp.

Nhớ rằng giấc ngủ của bạn cũng rất quan trọng

Nếu giấc ngủ của bệnh nhân Alzheimer đã quan trọng thì giấc ngủ của người chăm sóc cũng quan trọng chẳng kém. Không ngủ đủ vào buổi tối khiến bạn mất đủ kiên nhẫn và thiếu năng lượng cần thiết cho việc chăm sóc người thân vào ngày hôm sau.

Hãy chia sẻ công việc chăm sóc người bệnh vào ban đêm giữa các thành viên trong gia đình và những người chăm sóc để đảm bảo mỗi người giữ được sức khỏe lâu dài trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Bên cạnh đó, hãy tìm đến sự trợ giúp của các bác sỹ hoặc nhân viên y tế, công tác xã hội hoặc các câu lạc bộ chăm sóc người bệnh nếu có thể.

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm