Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làn da nói gì về sức khỏe của bạn?

Làn da có thể được coi là cánh cửa tiếp cận vào tình trạng sức khỏe bên trong. Nhiều tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, một trong số chúng có thể rất nghiêm trọng, thường biểu hiện đầu tiên dưới dạng các vấn đề về da.

Phát ban hình cánh bướm 

Phát ban hình cánh bướm có liên quan đến bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, một dạng của bệnh tự miễn. Phát ban xuất hiện ở cả hai má và dọc sống mũi. Lupus ban đỏ được biết đến là một bệnh về mô liên kết hỗn hợp, hệ thống miễn dịch sẽ coi các bộ phận của cơ thể là mô lạ và tấn công nó. Da, khớp và thận thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra Lupus ban đỏ hệ thống và tình trạng này có thể trở thành mạn tính, dẫn đến sốt và mệt mỏi. Thậm chí, Lupus ban đỏ hệ thống có thể dẫn đến suy thận gây tử vong.  

Gai đen

Bệnh gai đen là sự dày sừng và tăng sắc tố của lớp da bên ngoài, thường gặp tại các vị trí nếp gấp cổ, nách và háng, khi sờ vào có cảm giác như sờ vào vải nhung. Màu sắc có thể từ nâu đến gần đen. Nó có thể xuất hiện từ thời thơ ấu hoặc tuổi trưởng thành và có liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc có thể là dấu hiệu của một khối u ác tính bên trong cơ thể.  

Các mảng bám ở chân: Màu đỏ ở rìa, vàng ở giữa  

Đây là một tình trạng da liên quan đến bệnh tiểu đường. Các vùng màu nâu đỏ xuất hiện ở chân, cánh tay và có thể tiến triển thành loét, các vết thương hở.   

Những nốt đỏ tím, ngứa ở cổ tay 

Các nốt sần màu đỏ tím, có đầu bằng phẳng là một dạng phát ban có tên gọi là Lichen phẳng. Thường xuất hiện trên cổ tay hoặc mắt cá chân, nhưng cũng có thể xuất hiện trong miệng hoặc cổ, vùng lưng dưới, bộ phận sinh dục. Chúng có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh này nhưng rất có thể chúng liên quan mật thiết tới Viêm gan C. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng trên, hãy tiến hành kiểm tra gan.  

Các mảng da nhám, nổi gồ cao.  

Các mảng da nhám là những tổn thương mô liên kết, hơi nổi gồ cao và có hình dạng giống vỏ cam. Chúng thường xảy ra với các dấu hiệu khác trên da như mụn trứng cá màu đỏ hoặc nâu lan rộng khắp má và mũi, vùng thắt lưng, các vùng da sẫm màu. Đây là dấu hiệu của một căn bệnh di truyền hiếm gặp được gọi là bệnh xơ cứng củ, dẫn tới sự phát triển của các khối u lành tính có trong não và các cơ quan quan trọng khác. 

Lòng bàn tay “ bao tử bò”  

Đây là một tình trạng bệnh hiếm gặp khiến vùng da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân trở nên dày và trắng mịn. Kết cấu của da trông giống như màng dạ dày đã được luộc. Trong 95% trường hợp, nó có liên quan đến bệnh ung thư và nếu chỉ có lòng bàn tay bị ảnh hưởng, thường đó là ung thư phổi.  

Bàn tay và bàn chân “gỗ”  

Xơ hóa hệ thống do thận lần đầu tiên được mô tả vào năm 1997, bắt đầu bằng sự đổi màu nâu và xuất hiện vết lõm ở cẳng tay và cẳng chân. Không lâu sau, tay chân sẽ có màu nâu sẫm như gỗ. Đôi khi có một đốm nhỏ màu vàng ở mắt. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng loại thuốc nhuộm được sử dụng trong quá trình chụp cộng hưởng từ đã gây ra tình trạng này ở một số người mắc bệnh thận.  

Phát ban có vảy ở mông và lưỡi đỏ

Ban đỏ di cư hoại tử là một bệnh có tính chất di truyền hiếm gặp. Đó là tình trạng phát ban đỏ, có vảy, đôi khi xuất hiện những vết lõm nhỏ trên da, thường gặp ở những người lớn tuổi. Nó có xu hướng bắt đầu tại các nếp gấp ở mông hoặc lòng bàn tay. Lưỡi đau cũng là một tình trạng rất phổ biến. Chúng thường báo hiệu có sự có mặt của khối u tuyến tụy, thường là khối u glucagonoma.  

Không phải tất cả các vấn đề về da đều đáng sợ 

Hầu hết các vấn đề về da đều không đủ cơ sở để kết luận rằng bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Ví dụ, u hạt hình khuyên nổi lên, các vết sưng màu đỏ tạo thành các vòng có thể tìm thấy ở bàn tay và bàn chân. Chúng thường biến mất trong vòng hai năm và điều đó có nghĩa là bạn không có vấn đề gì về sức khỏe. 

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm