Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trị liệu giác hơi là gì?

Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

Các nhà khoa học ngày nay đang nghiên cứu những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của liệu pháp giác hơi, mặc dù phương pháp này đã được sử dụng để điều trị nhiều triệu chứng và bệnh tật trên khắp thế giới.

Định nghĩa giác hơi

Giác hơi là một liệu pháp chữa bệnh có từ cổ xưa. Cơ chế của giác hơi là sử dụng áp suất âm trong dụng cụ là một chiếc cốc làm bằng thủy tinh, tre, gốm hoặc nhựa và đặt úp lên da của khách hàng. Áp suất âm và lực hút trong những chiếc cốc này được tạo ra bằng nhiệt từ lửa, chẳng hạn như que diêm cháy hoặc bằng thiết bị hút. Khi đặt dụng cụ giác hơi lên các vị trí sẽ  gây sung huyết tại chỗ , tăng lưu lượng máu và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Lịch sử giác hơi

Giác hơi là liệu pháp đã được áp dụng ở các nền văn hóa trên khắp thế giới trong hàng ngàn năm. Theo một bài báo được xuất bản bởi StatPearls, một trong những văn bản y học lâu đời nhất được biết đến được viết vào năm 1550 trước Công nguyên, có đề cập đến giác hơi. Giác hơi cũng được sử dụng trong nền văn hóa Hy Lạp và Trung Quốc cổ đại để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm đau đầu, các vấn đề về tiêu hóa, vấn đề phụ khoa và đau lưng và chân. Cho đến ngày nay giác hơi tiếp tục là một phương pháp điều trị phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc .

Cơ chế hoạt động của giác hơi

Các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực để hiểu rõ hơn chính xác cách thức hoạt động của giác hơi cũng như những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Lý thuyết phổ biến nhất về cách thức hoạt động của giác hơi là nó làm tăng lưu lượng máu đến khu vực cụ thể được giác hơi, giúp cơ thể chữa lành thông qua các yếu tố chữa lành nội sinh được đưa đến khu vực đó.

Lực hút từ giác hơi làm vỡ các mao mạch hay mạch máu dưới da, tạo ra sự đổi màu tương tự như vết bầm tím. Cơ thể bạn phản ứng với vùng được điều trị giống như khi bị thương, máu sẽ được tăng cường vận chuyển đến vùng giác hơi để thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Khi cốc giác được áp vào da và da được hút lên tạo ra các khoảng trống giữa da và mô gân cơ, cho phép tình trạng viêm và máu bị mắc kẹt trong vùng mô sâu hơn di chuyển và vận chuyển máu đến khu vực đó, giúp thư giãn các cơ và sửa chữa các mô.

Các nhân viên y tế được phép thực hiện liệu pháp giác hơi cho người bệnh bao gồm:

  • Bác sĩ châm cứu
  • Nhà vật lý trị liệu
  • Nhân viên trị liệu xoa bóp
  • Bác sĩ đa khoa

Đọc thêm tại : Tác dụng giảm đau kỳ diệu của châm cứu

Các phương pháp giác hơi

Có hai loại giác hơi: giác hơi khô và giác hơi ướt.

Điều quan trọng cần lưu ý: Các phương pháp xoa bóp giác hơi rất đa dạng, đồng thời có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: một số liệu pháp bao gồm xoa bóp giác hơi được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc ngoài giác hơi tại chỗ có thể thay đổi thành giác hơi di chuyển hoặc kết hợp kim châm cứu. Các liệu pháp giác hơi cũng có thể sử dụng nam châm và thảo dược bên trong cốc và bản thân chất liệu của cốc cũng có thể thay đổi khác nhau, từ nhựa, thủy tinh, gốm sứ, v.v.

Giác hơi khô

Trong các hình thức giác hơi khô truyền thống, thầy thuốc làm nóng bên trong mỗi cốc bằng ngọn lửa để loại bỏ oxy, tạo ra lực hút chân không trong cốc. Cốc giác hơi sẽ được đặt lên các vùng cơ thể được điều trị khi không khí bên trong nguội đi sẽ tạo ra áp suất âm để kéo da vào bên trong cốc

Giác hơi ướt

Giác hơi ướt bao gồm các kỹ thuật tương tự như giác hơi khô. Khi cốc giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy ra từ vị trí chích với tác dụng giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.

Lợi ích của giác hơi

Trong khi giác hơi đã được áp dụng như một liệu pháp chữa bệnh trong hàng ngàn năm, y học hiện đại vẫn đang nỗ lực tìm hiểu những lợi ích và tác dụng thực sự của phương pháp này thông qua nghiên cứu. Giác hơi được coi là một liệu pháp điều trị bổ sung kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường.

Giác hơi có thể làm giảm đau, nhưng không có đủ bằng chứng thuyết phục để đưa ra kết luận về việc liệu phương pháp này có lợi cho các tình trạng khác hay không. Tuy nhiên, đây là những gì một số nghiên cứu đã chỉ ra cho đến nay.

Có thể giảm đau vùng cổ và lưng

Giác hơi thường được sử dụng để điều trị cho các vận động viên và những người bị đau nhức cơ bắp. Một đánh giá nghiên cứu của 26 nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp giác hơi nhìn chung cho thấy kết quả tích cực đối với chứng đau lưng mãn tính, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về tiêu chuẩn hóa trong các phác đồ điều trị. Một  đánh giá tại BMJ Open năm 2018  đã xác định rằng giác hơi giúp giảm đau đáng kể, cải thiện chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người bị đau cổ .

Tuy nhiên các nghiên cứu được phân tích đều còn hạn chế và chất lượng thấp. Cần có nghiên cứu nghiêm ngặt hơn để xác định xem liệu giác hơi có thực sự hiệu quả đối với cơn đau hay không.

Có thể giảm đau đầu và đau nửa đầu

Những người bị đau đầu mãn tính hoặc chứng đau nửa đầu cũng có thể được hưởng lợi từ việc giác hơi. Một nghiên cứu không kiểm soát được trên 70 người bị căng thẳng mãn tính hoặc đau nửa đầu cho thấy mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu trung bình giảm 66% sau khi sử dụng liệu pháp giác hơi ướt, tần suất của cơn đau đầu xuất hiện cũng giảm xuống. Một  nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu và Trị liệu Y sinh năm 2019 trên 132 người được chẩn đoán mắc chứng đau nửa đầu đã xác định rằng những người được điều trị bằng liệu pháp giác hơi đã giảm đau đáng kể so với những người trong nhóm đối chứng.

Có thể cải thiện hội chứng ống cổ tay

Một số nghiên cứu cho thấy giác hơi có thể giúp điều trị hội chứng ống cổ tay, một tình trạng gây tê, ngứa ran và đau ở bàn tay và cẳng tay. Một nghiên cứu trên 52 bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay và tình trạng căng cơ liên quan đến cổ và vai cho thấy những người được điều trị bằng phương pháp giác hơi ướt ở vùng cơ thang có sự cải thiện tình trạng đau sau một tuần điều trị so với những người trong nhóm đối chứng chỉ được điều trị bằng chườm ấm tại vùng cơ thang. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng của giác hơi với việc cải thiện hội chứng ống cổ tay.

Có thể giúp chữa bệnh viêm khớp

Nghiên cứu cho thấy liệu pháp giác hơi có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm khớp. Một nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của 11 buổi trị liệu giác hơi khô trong hai tuần với 650 mg acetaminophen ba lần một ngày trong thời gian hai tuần trên bệnh nhân viêm xương khớp đầu gối. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người được điều trị bằng giác hơi có kết quả tốt hơn về tình trạng đau, cứng khớp buổi sáng, đau và sưng tấy so với những người dùng acetaminophen. Những người trong nhóm dùng acetaminophen phản ứng tốt hơn với việc giảm đau vào ban đêm. Nghiên cứu khác lại cho thấy bằng chứng hiện tại ủng hộ việc sử dụng giác hơi để giảm đau và cải thiện chức năng thể chất ở những người bị viêm xương khớp đầu gối là yếu.

Tham khảo thêm tại bài viết: Lợi ích của xông hơi đối với sức khỏe

Tác dụng phụ không mong muốn của giác hơi

Giác hơi thường được coi là liệu pháp an toàn, nhưng có một số tác dụng phụ cần lưu ý. Đầu tiên, gây đổi màu trên da, có thể trông giống như vết bầm tím; đó là một điều bình thường của việc kích thích màng cơ, nhưng bác sĩ nên nói chuyện với bạn về điều đó trước buổi trị liệu, thông thường các dấu vết sẽ mờ dần trong vòng một tuần. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra của giác hơi có thể bao gồm:

  • Bỏng (nếu sử dụng cốc đun nóng)
  • Kích ứng da
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi

Tình trạng da trở nên tồi tệ hơn như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến hoặc phồng rộp

Mặc dù cực kỳ hiếm gặp nhưng các tác dụng phụ nghiêm trọng đã được báo cáo, bao gồm chảy máu bên trong hộp sọ sau khi giác hơi được thực hiện trên da đầu - điều này hiếm khi được thực hiện và thiếu máu do mất máu sau khi giác hơi ướt.

Giác hơi cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan B và C, vì các dụng cụ giác hơi có thể bị dính máu của người bệnh. Điều này thậm chí có thể vô tình xảy ra khi giác hơi khô, khi vùng da nhạy cảm bị chảy máu do kích ứng do trị liệu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi bác sĩ xem thiết bị giác hơi đã được khử trùng giữa các khách hàng hay chưa. Khi được thực hiện đúng cách trong một môi trường sạch sẽ, vô khuẩn giác hơi là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Ai có thể sử dụng liệu pháp này?

Hầu hết mọi người có thể sử dụng liệu pháp giác hơi một cách an toàn, nhưng có một số người nên tránh sử dụng liệu pháp này.

Đây là một liệu pháp phổ biến dành cho các vận động viên và người bị đau cơ xương. Những người bị chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu thường xuyên, viêm khớp và hội chứng ống cổ tay cũng có thể thử điều trị bằng phương pháp giác hơi, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đánh giá đều không tìm thấy bằng chứng thuyết phục.

Một số người không nên sử dụng liệu pháp giác hơi, bao gồm cả những người mắc các bệnh sau:

  • Rối loạn chảy máu như bệnh máu khó đông
  • Bệnh động kinh
  • Bệnh về da như bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm
  • Các vấn đề về đông máu như huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc có tiền sử đột quỵ
  • Bệnh nhân mắc bệnh ung thư, bệnh nhân mắc bệnh về nhịp tim, bệnh tim, thận hoặc gan nặng hoặc các trường hợp cấp cứu y tế
  • Người ta cũng khuyên phụ nữ mang thai nên tránh giác hơi.

Lời khuyên để bắt đầu với giác hơi

Nếu bạn quan tâm đến giác hơi, có một số bước cần thực hiện để đảm bảo bạn thực hiện nó một cách an toàn.

  • Tìm một thầy thuốc chuyên gia có chuyên môn tốt: Điều đầu tiên bạn muốn làm là tìm một bác sĩ, chuyên gia phù hợp. Bạn nên đến các cơ sở y tế có chứng nhận chuyên môn để có thể được tư vấn điều trị phù hợp.
  • Đừng thử giác hơi tại nhà: Một số đơn vị lại quảng cáo các bộ giác hơi tại nhà. Tuy nhiên, việc tự thực hiện tại nhà có thể được thực hiện trong thời gian quá lâu hoặc với áp lực quá lớn, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến da và gây kích ứng da. Để tránh các biến chứng và tác dụng phụ tiềm ẩn, hãy đảm bảo bạn đến gặp chuyên gia được cấp phép.

Những lưu ý trước, trong và sau buổi trị liệu

Mặc dù trải nghiệm mỗi lần giác hơi có thể khác nhau nhưng đây là những gì bạn thường có thể mong đợi trước, trong và sau một buổi trị liệu.

Trước

Trước buổi trị liệu, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để giải thích những gì xảy ra trong quá trình điều trị và đặt ra yêu cầu, lưu ý cho bác sĩ. Bạn sẽ khai báo một số thông tin bệnh sử để bác sĩ nắm được  nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cần lưu ý không nên thực hiện liệu pháp này hay không

Trong buổi trị liệu

Trong buổi giác hơi, các cốc sẽ được áp vào vùng điều trị. Tại thời điểm này, bạn có thể cảm thấy áp lực, khó chịu, nóng hoặc thậm chí là cảm giác nóng rát, nhưng sẽ không gây đau đớn. Sức hút của cốc có thể được điều chỉnh tùy theo khả năng chịu đựng của bạn, vì vậy nếu bạn cảm thấy đau, hãy cho bác sĩ trị liệu biết.

Sau buổi trị liệu

Sau buổi giác hơi, bạn có thể cảm thấy đau ở vùng giác hơi, nhưng đó là cảm giác “đau nhức dễ chịu”. Bạn cũng có thể xuất hiện những vết tròn màu đỏ đến tím nơi dán cốc, nhưng những vết tím này thường tồn tại trong vài ngày rồi biến mất. Mọi người phản ứng khác nhau với việc điều trị, nhưng nhiều người cho biết họ cảm thấy có sự cải thiện tình trạng đau và căng cơ.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm