Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 lợi ích của rễ cam thảo

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nguồn gốc lịch sử, cách sử dụng và các câu hỏi xung quanh về tác dụng của rễ cam thảo – một loại thảo mộc đã được biết đến từ rất lâu.

Rễ cam thảo có vị ngọt nhẹ, thường xuất hiện trong thành phần tạo hương vị cho kẹo, trà, nhưng bản thân loại thảo mộc này lại có những điểm mạnh khác. Là một loại thảo dược được sử dụng khá rộng rãi, rễ cam thảo được trồng phổ biến Châu Âu, Địa Trung Hải và Châu Á. Rễ cam thảo đã được biết được sử dụng hàng nghìn năm với rất nhiều mục đích khác nhau.

Rễ cam thảo là gì?

Cam thảo thuộc họ đậu, có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á. Ngoài ra, bạn có thể thấy tên gọi khác của cam thảo là Chinese Licorice. Đây cũng là một giống khác của cây cam thảo.

Glycyrrhiza trong tên của cây cam thảo mang ý nghĩa là rễ ngọt. Thành phần chiết xuất Glycyrrhiza có thể ngọt hơn đường từ 30 - 50 lần. Và đó là lý do giải thích tại sao tổ tiên của chúng ta lại lấy cảm hứng để biến nó thành kẹo. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, tác dụng chống viêm của rễ cam thảo đã được biết đến và rễ cam thảo đã được sử dụng để điều trị ho, cảm lạnh, các vấn đề về đường tiêu hóa và các vấn đề sinh sản ở phụ nữ từ hàng thế kỷ nay.

Đọc bài viết: 16 thực phẩm giàu choline

Trong Đông y, rễ cam thảo còn được sử dụng như một vị “thuốc dẫn”. Rễ cam thảo được sử dụng song song với các loại thảo mộc và phương thuốc khác để tăng cường tác dụng của các vị thuốc khác, đồng thời dẫn các vị thuốc khác đến đúng vị trí để tác dụng hiệu quả nhất.

Rễ cam thảo trở thành loại thảo mộc được sử dụng nhiều nhất trong y học cổ truyền. Người châu Âu cũng không bỏ qua lợi ích của cam thảo như một chất bổ sung. Rễ cam thảo đã được ghi nhận sử dụng từ thời cổ đại, từ Hy Lạp và La Mã cổ đại đến thời Trung cổ và hơn thế nữa.

Cam thảo cùng với hạt hồi - một loại thảo mộc phổ biến trong Kinh thánh được sử dụng để tạo hương vị trong các món kẹo ngọt. Rễ cam thảo có vị ngọt, là phần được sử dụng nhiều nhất để chữa bệnh. Ngoài rễ thì lá cam thảo cũng được biết đến với tác dụng chống viêm. Nghiên cứu cho thấy lá cam thảo có tác dụng trong điều trị viêm do tụ cầu khuẩn và nấm candida.

Chiết xuất cam thảo - Deglycyrrhiziated Licorice (DGL)

Thành phần hoạt chất trong rễ cam thảo rất phức tạp. Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 134 hợp chất khác nhau trong giống glabra và 170 trong cam thảo giống Trung Quốc. Rõ ràng, chúng ta không có thời gian để thảo luận tất cả các hợp chất trong loại thảo mộc này. Nhưng có ít nhất 4 loại hợp chất chính được tìm thấy trong rễ cam thảo, bao gồm: flavonoid, coumarin, triterpenoid và stilbenoid .

  • Flavonoid: sắc tố thực vật quan trọng nhất để tạo màu sắc cho hoa quả (như màu xanh trong quả việt quất hoặc màu đen trong cam thảo đen) và thường giàu chất chống oxy hóa, chống viêm cùng nhiều lợi ích khác.
  • Coumarin & Stilbenoids: Coumarin và stilbenoids là các polyphenol thường có tác dụng chống viêm và kháng sinh.
  • Triterpenoids: là hợp chất đa vòng được phân bố rộng rãi trong các cây thuốc gồm các chất steroid.

Một ví dụ nổi bật về những lợi ích được tìm thấy trong các hợp chất này là flavonoid glabradin, đó là khả năng chống viêm. Flavonoid có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hoạt động như một phytoestrogen - có tác động tương tự như estrogen trong cơ thể đôi khi có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của phụ nữ.

Nguồn gốc tên la tinh của cây cam thảo và nguyên nhân khiến rễ của cam thảo có vị ngọt là trong rễ cam thảo có chứa thành phần triterpenoid glycyrrhizin. Triterpenoid glycyrrhizin là một chất chống viêm mạnh, có tác dụng nhuận tràng tự nhiên và long đờm.

Tuy nhiên Glycyrrhizin có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng quá mức. Một số tác dụng phụ của Glycyrrhizin khi sử dụng quá liều là tăng huyết áp, gây hạ kali máu, phù nề... Tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến những người có vấn đề về huyết áp, gan và thận, cũng như phụ nữ mang thai.

Đọc bài viết: Những thực phẩm giàu chất xơ

Đối với những người lớn khỏe mạnh không có chống chỉ định, glycyrrhizin lại là một thành phần có lợi cho sức khỏe của họ. Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, bạn không nên lạm dụng chiết xuất rễ cam thảo và không nên dùng với liều lượng lớn trong thời gian dài mà không cho cơ thể nghỉ ngơi định kỳ. Bạn nên sử dụng tối đa 6 - 18 g rễ cam thảo mỗi ngày và hầu hết các sản phẩm chiết xuất có chứa rễ cam thảo đều có liều khuyến nghị ít hơn 1g.

Hạn chế không giống như chống chỉ định. Rễ cam thảo có lợi cho sức khỏe mà bạn nên biết. Những lợi ích của rễ cam thảo với một số bệnh, hội chứng, đó là:

1. Chứng ợ chua và trào ngược axit

Chiết xuất rễ cam thảo được phát hiện là có hiệu quả trong điều trị chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, rễ cam thảo còn là  phương thuốc tự nhiên chữa buồn nôn, khó tiêu và đau dạ dày.

​2. Hội chứng ruột rò r

Hội chứng rò rỉ ruột là một vấn đề sức khỏe khó giải quyết.  Được biết đến là một loại thảo mộc chống viêm và làm dịu, rễ cam thảo là một phương thuốc tự nhiên điều trị vết loét và có thể là một chất bổ sung có lợi cho hội chứng ruột rò rỉ.

3. Chứng mệt mỏi thượng thận

Cuộc sống của chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi các rối loạn căng thẳng về môi trường, thể chất và tinh thần. Điều này khiến tuyến thượng thận của nhiều người trong chúng ta hoạt động quá mức và dẫn đến sự mệt mỏi của tuyến thượng thận. Nghiên cứu cho thấy cam thảo giúp cơ thể điều tiết cortisol - hormone gây căng thẳng hiệu quả hơn. Từ đó giúp tuyến thượng thận của bạn được nghỉ ngơi. Cũng bởi công dụng này mà rễ cam thảo được coi là một trong những loại thảo mộc giúp cải thiện căng thẳng cho bạn.

​4. Miễn dịch

Cam thảo đang nổi lên như một nhân tố có thể được áp dụng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh như viêm gan C, HIV và cúm. Triterpenoid trong rễ cam thảo có tác dụng kháng virus. Vậy nên chiết xuất cam thảo trở thành một yếu tố tiềm năng trong điều trị nâng cao miễn dịch. 

5. Ho / viêm họng

Rễ cam thảo có lợi cho người bị đau họng hoặc ho, được xem như một chất long đờm hiệu quả, giúp làm loãng và long đờm. Các đặc tính làm dịu, chống viêm của rễ cam thảo có thể giúp giảm đau họng nhanh chóng .

6. Mãn kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt

Rễ cam thảo cũng có tác dụng giống như estrogen ở phụ nữ. Loại thảo mộc này được cho là một lựa chọn cho các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt và khả năng sinh sản và hội chứng tiền kinh nguyệt.

Để điều trị các vấn đề rối loạn nội tiết trong thời kỳ mãn kinh, cam thảo đã được chứng minh là tốt hơn liệu pháp thay thế hormone trong việc giảm thời gian bốc hỏa. Đây cũng là một trong những loại thảo mộc được khuyên bổ sung nhiều nhất trong thời kỳ mãn kinh.

​7. Giảm đau

Rễ cam thảo có tác dụng đối với chuột rút đau co thắt cơ vân cũng như đau bụng. Về cơ bản, cam thảo có thể làm giảm bớt sự khó chịu của bệnh chàm và các tình trạng da khác vì nó hoạt động như một hydrocortisone. Vì tác dụng của rễ cam thảo hoạt động như một chất chống viêm nên nó cũng có thể giúp giảm đau điều trị đau khớp .

Tác dụng phụ khi sử dụng rễ cam thảo

Các tác dụng phụ của rễ cam thảo chủ yếu liên quan đến glycyrrhizin, vì vậy nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào làm bạn lo lắng, thì sản phẩm rễ cam thảo loại bỏ glycyrrhizin có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Bạn không nên sử dụng bổ sung chiết xuất rễ cam thảo nếu bạn đang mang thai, vì nó có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai, hoặc nếu bạn có vấn đề về tim, gan hoặc thận.

Một số bằng chứng cho thấy dùng cam thảo ở dạng bổ sung có thể có tác dụng giống như estrogen đối với các vấn đề sức khỏe liên quan đến nội tiết tố nữ như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung. Vậy nên những người mắc các bệnh này không nên dùng. Rễ cam thảo cũng có thể làm tăng trương lực cơ, hạ kali máu hoặc rối loạn cương dương. Do đó, nếu bạn bổ sung chiết xuất rễ cam thảo, liều lượng khuyến cáo tối đa là tối đa từ 6 - 18 g mỗi ngày để hạn chế lượng glycyrrhizin.

Các tác dụng phụ cần theo dõi khi sử dụng rễ cam thảo là phù nề, tăng huyết áp, hạ kali máu và chứng mệt mỏi thượng thận. Ngoài ra, bạn nên ngừng dùng rễ cam thảo 2 tuần trước khi phẫu thuật, vì nó có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp trong quá trình phẫu thuật.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Dr.Axe
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm