Theo thống kê, trong giai đoạn từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2021, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chẩn đoán 694 trẻ dậy thì sớm, trong đó có 21 bé trai (tỷ lệ 3%) và 673 bé gái (tỷ lệ 97%). Tỷ lệ này đang có dấu hiệu tăng lên đặc biệt trong những năm gần đây, gây ra nhiều hệ lụy về sức khoẻ và nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh.
Dậy thì sớm là tình trạng cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu trưởng thành quá sớm, bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi kích thước và hình dạng của cơ thể, phát triển khả năng sinh sản, sự thay đổi của vú, xuất hiện lông mu, thay đổi giọng nói…
Ngày nay, tuổi dậy thì đang có xu hướng ngày càng giảm. Cách đây 100 năm, tuổi có kinh nguyệt ở nữ từ 15-16 tuổi, đến giai đoạn năm 1990 giảm xuống còn 11-12 tuổi. Sau 30 năm, tuổi dậy thì của bé gái hiện tại là 8-13 tuổi, với bé trai là 9-14 tuổi.
Dậy thì sớm có khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.
Vì sự xuất hiện của các dấu hiệu trưởng thành quá sớm, đa phần trẻ chưa được chuẩn bị đầy đủ tâm lý nên dễ gây ảnh hưởng nếu không được quan tâm đúng mức. Trẻ cũng có xu hướng xấu hổ, tự ti hơn so với các bạn đồng trang lứa. Đặc biệt, dậy thì sớm còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao ở trẻ.
Liên quan đến ảnh hưởng của dậy thì sớm đối với vấn đề chiều cao của trẻ, các chuyên gia cho rằng, những người bình thường có tuổi xương và tuổi thực bằng nhau, nhưng với trẻ dậy thì sớm thì tuổi xương sẽ lớn hơn tuổi thực. Vì thế, những trẻ này sẽ ngừng phát triển sớm hơn so với trẻ khác. Trung bình, trẻ dậy thì sớm ở thể trung ương có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn các bạn khác, như ở nữ là 12cm và ở nam khoảng 20cm.
Chia sẻ về việc hỗ trợ tăng trưởng chiều cao cho con có liên quan đến dậy thì sớm, TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký - Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho rằng, việc phòng tránh dậy thì sớm là một trong những cách giúp trẻ đạt được chiều cao như mong muốn. Để trẻ được phát triển tối ưu, cần quan tâm đến sức khoẻ tổng thể của trẻ và thực hiện các giải pháp như: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, cân đối, vừa đủ đạm động vật, nhiều rau củ, quả để bổ sung vi chất và nên tiết giảm đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, tránh thừa cân, béo phì. Nên chọn lựa những nguồn thực phẩm tươi mới, có nguồn gốc uy tín, được kiểm nghiệm bởi Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, không chứa chất biến đổi gen, hormone tăng trưởng.
Thường xuyên theo dõi quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Bổ sung sữa đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng để bổ sung canxi, hỗ trợ cải thiện chiều cao cho trẻ dậy thì sớm. Trẻ 4-8 tuổi cần khoảng 600mg canxi/ngày, trẻ 9-12 tuổi cần khoảng 1000mg canxi/ngày, bao gồm sữa chua, phomai hoặc các chế phẩm từ sữa. Do đó, cha mẹ nên cung cấp đủ sữa cho con.
Hiện nay trên thị trường có rất đa dạng các loại sữa uống, tuy nhiên sữa có hàm lượng canxi cao chỉ tìm thấy ở một vài cái tên nhất định.
Bổ sung sữa đúng cách cho con là một trong những phương pháp giúp quản lý sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó, đối với trẻ dậy thì sớm hay có dấu hiệu dậy thì sớm, ngoài chế độ dinh dưỡng cũng cần cho trẻ tăng cường vận động, tập thể dục. Hoạt động thể chất không chỉ giúp kích thích hệ xương phát triển mà còn giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, tránh được tình trạng thừa cân, béo phì do lười vận động.
Đặc biệt cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mỹ phẩm, kem, hoặc thuốc có estrogen và testosterone, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone sinh dục và là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng dậy thì sớm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giảm cân cấp tốc và giảm cân bền vững, chọn gì để đẹp an toàn?
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.