Bệnh viêm đường hô hấp trên có rất nhiều bệnh lý. Riêng trẻ em Việt Nam trong vòng một năm có thể mắc tới 6-8 bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên. Trong đó đáng lưu ý nhất là các đối tượng trẻ dưới 1 tuổi.
Những biểu hiện mắc viêm đường hô hấp trên thường khiến cha mẹ nhầm lẫn
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có rất nhiều bệnh như viêm tai giữa cấp, viêm mũi, viêm họng, viêm mũi họng cấp… Các bệnh này đều khởi phát do virus nên các triệu chứng ban đầu khá giống nhau. Trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên thường có biểu hiện:
Sốt nhẹ
Ho
Hắt hơi
Sổ mũi
Kém ăn
Đau mỏi mình mẩy
Tuy nhiên, khi bị viêm đường hô hấp trên, ở mỗi cơ quan lại có triệu chứng khác nhau. Nếu trẻ đau tai thường sốt cao, hay nằm nghiêng một bên, thậm chí có thể nôn. Những biểu hiện này khiến cha mẹ nhầm lẫn với tiêu chảy.
Nếu trẻ viêm mũi sẽ có biểu hiện chảy mũi nhiều. Nhiều trẻ lại bị ngạt mũi, thở bằng đường miệng, chảy nước mũi trong... Còn trẻ viêm họng, thường có biểu hiện họng đỏ, nuốt khó, ăn dễ nôn…
Những biểu hiện trên được gọi chung là hội chứng viêm đường hô hấp trên. Điều này khiến phụ huynh cho rằng viêm đường hô hấp trên có các triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên các biểu hiện viêm đường hô hấp trên hoàn toàn khác nhau, cách điều trị và biến chứng cũng khác nhau. Hơn nữa, biểu hiện bệnh nặng hay nhẹ tùy vào từng lứa tuổi.
Ví dụ, trẻ viêm tai dưới 6 tháng bắt buộc phải dùng kháng sinh. Từ 6-18 tháng cần xem xét có dùng hay không tùy tình trạng bệnh. Trẻ trên 2 tuổi, cần cân nhắc cách điều trị.
Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ viêm họng thường do virus, và virus bắt buộc cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Trẻ viêm mũi cần xác định trẻ viêm mũi do virus, viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng… mỗi loại bệnh đều có cách điều trị khác nhau. Về nguyên tắc, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc.
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu thấy các biểu hiện viêm đường hô hấp trên lặp đi lặp lại, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Rất nhiều trường hợp cha mẹ tự ý điều trị dẫn tới lạm dụng kháng sinh, lạm dụng corticoid dẫn tới những hậu quả bệnh gây ra do thuốc chứ không phải do bệnh.
Triệu chứng dấu hiệu nặng bắt buộc phải đi khám bác sĩ bao gồm:
Trẻ sốt cao, co giật
Thông thường, sốt được xem là phản ứng để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao trên 39 độ và co giật, đấy là dấu hiệu nguy hiểm. Lúc này khó có thể phân biệt được co giật do viêm màng não hay do sốt cao thông thường. Ngoài ra, nếu để tình trạng sốt cao co giật ở trẻ lặp đi lặp lại sẽ gây ra các hậu quả nguy hiểm như động kinh, các rối loạn tâm thần phát triển sau này phải dùng thuốc điều trị rất sớm.
Nếu trẻ nôn liên tục, cha mẹ có thể nhầm lẫn với viêm amidan. Tuy nhiên đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nặng như viêm màng não.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân như mệt, lịm, li bì khó đánh thức, nôn nhiều, co giật, không ăn uống,
Trẻ sốt trên 3 ngày
Cha mẹ lưu ý, khi trẻ có các biểu hiện viêm đường hô hấp trên không dùng lại đơn cũ hoặc mượn đơn của bệnh nhân khác. Nếu dùng kháng sinh quá sớm gây ra nhờn kháng sinh. Việc dùng thuốc không đúng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
Bố mẹ không nên quá căng thẳng lo lắng quá mức. Tuy nhiên nếu trẻ có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân hoặc bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì nên cho trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Say nắng, say nóng, mệt lả ở trẻ em nguy hiểm thế nào?
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.