Một số nguyên nhân chủ quan khiến trẻ dậy thì sớm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Anh và Mỹ: Dậy thì sớm có liên quan đến chế độ dinh dưỡng và cân nặng của các bé trong giai đoạn từ 0 - 10 tuổi.
Bên cạnh đó là do sự phơi nhiễm với các chất hóa học liên quan đến biến đổi estrogen trong thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm; các chất hóa nhựa tổng hợp như BPA và Phthalate trong các vật dụng nhựa không an toàn...
Chế độ dinh dưỡng
Hàm lượng chất béo động vật cao làm tăng yếu tố tăng trưởng giống insulin, dẫn tới dậy thì sớm. Đồ ăn vặt, thức ăn đóng hộp, nhiều dầu mỡ: Đồ ăn vặt là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ. Bên cạnh đó, các loại đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu (phtalanats) - những loại hóa chất này đều tương tự như hormone giới tính và gây ra hiện tượng dậy thì sớm.
Chú ý quá nhiều đến việc tẩm bổ nhiều chất dinh dưỡng: nhân sâm, sữa ong chúa, hay tổ yến… bé dưới 5 tuổi thì không nên bổ sung những thực phẩm này. Vì quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ có tác dụng làm tăng hormone hoặc nội tiết tố có thể dẫn đến việc dậy thì sớm của trẻ nhỏ.
Khi trẻ chậm lớn, gầy ốm chú trọng sản phẩm kích thích tăng trưởng: thuốc bổ, thuốc kích thích ăn nhanh, tăng chiều cao, thực phẩm chức năng và thậm chí là các loại sữa có chứa thành phần chất kích thích tăng trưởng… Những thực phẩm này đều chứa chất kích thích tăng trưởng rất mạnh, chứa hormone tăng trưởng gây mất cân bằng môi trường nội tiết của cơ thể.
Các loại hoa quả trái mùa thường chứa nhiều hóa chất: hầu như các loại rau quả trái mùa thường phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng… rất gây hại cho trẻ nhỏ. Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Trung ương, cho biết, trẻ ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc được chăn nuôi công nghiệp sẽ có nguy cơ dậy thì sớm, nguyên nhân là do trong sự chăn nuôi công nghiệp người ta thường kích thích tăng trưởng bằng hormon tăng trưởng điều này khiến ảnh hưởng tới trẻ và làm trẻ dậy thì sớm.
Dùng nhiều nước có ga: Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard, Mỹ đã phát hiện ra rằng, nước ngọt cũng có thể gây dậy thì sớm ở trẻ. Đây là kết luận khi theo dõi 5.600 bé gái 9-14 tuổi từ năm 1996 đến 2001. Bởi những loại nước ngọt này chứa nhiều đường có chỉ số glycemic cao, làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể, có thể kéo theo sự tăng nồng độ hormone tình dục, gây dậy thì sớm.
Phim ảnh người lớn, mạng xã hội
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, sự bùng nổ công nghệ thông tin và sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng mạng xã hội đã trở thành con dao hai lưỡi. Sự tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài sẽ lớn hơn, trẻ có thể tiếp cận tới những hình ảnh nóng, phim người lớn … Đây cũng là tác nhân kích thích thần kinh, đẩy nhanh quá trình chín ở hệ viền của não – vùng quyết định sự dậy thì của trẻ. Vì thế khi trẻ vào mạng, xem phim mà không có sự quản lí quan tâm của gia đình sẽ dễ dàng khiến trẻ vào mạng, chơi game, xem đĩa phim người lớn và những hình ảnh tươi mát khiến trẻ dậy thì sớm.
Nhiều ông bố bà mẹ khá chủ quan trong việc thay quần áo hay tắm rửa để lộ những vùng nhạy cảm trước mặt trẻ mà không biết những hình ảnh ấy sẽ gây tò mò về giới tính đối với trẻ.
Các hóa chất môi trường
Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm với BPA là một trong những nguyên nhân chính gây dậy thì ở bé gái. Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nóng: trong hộp nhựa có chất BPA có thể ngấm vào thực phẩm và gây tàn phá cơ thể..
rong những sản phẩm như: mỹ phẩm, chất khử mùi, keo xịt tóc, son, phấn hay đồ trang điểm, kem dưỡng da… nhiều bà mẹ thích cho con gái ăn diện nên thoa cho bé một chút son hay chải chuốt quá đà vô tình hình thành tính cách cho trẻ. Trong các sản phẩm này có chứa Phthalates và Oestrogen 1 chất làm phát triển ngực sớm ở các bé gái.
Tình trạng cân nặng của trẻ không được kiểm soát
Bé được tẩm bổ quá nhiều, hay không kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ gây lên tình trạng béo phì, thừa cân. Nếu biểu đồ tăng trưởng của trẻ cho thấy phát triển cân nặng chênh lệch so với chiều cao, đó là dấu hiệu đáng lo đầu tiên, thêm vào đó là những nguy hại của béo phì. Dư thừa mỡ hoặc mô mỡ trong cơ thể làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin - điều này làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
Với những trẻ không ăn nhiều và kén ăn, cha mẹ hay để chúng ăn uống tự do những thực phẩm nhiều đường và chất béo. Những trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng vẫn có nguy cơ dậy thì sớm do thói quen ăn uống sai lầm làm gián đoạn chu kỳ nội tiết. Đây là thói quen ăn uống sai lầm làm gián đoạn chu kỳ nội tiết của trẻ.
Từ những nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm phía trên, chúng ta cần có biện pháp phòng và bảo vệ trẻ tránh khỏi những tác động xấu và cần có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi, chăm sóc trẻ quan tâm trẻ nhiều hơn, dạy trẻ những bài học giới tính để trẻ có thể có sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?