Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích sức khỏe của oxid nitric và cách bổ sung

Oxid nitric là hợp chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhưng ít được mọi người biết đến. Dưới đây cùng tìm hiểu lợi ích sức khỏe của oxid nitric, những cách giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất hợp chất này cũng như một số lưu ý.

Tăng oxid nitric trong cơ thể có những tác dụng gì?

Tác dụng của oxid nitric với sức khỏe?

Oxid nitric là một hợp chất được cơ thể tạo ra tự nhiên và đóng vai trò quan trọng đối với nhiều khía cạnh về sức khỏe. Đối với sức khỏe tổng thể, việc sản xuất oxid nitric rất quan trọng vì nó cho phép các chất dinh dưỡng, oxy và máu đi đến mọi bộ phận của cơ thể một cách hiệu quả.

Chức năng quan trọng nhất của oxid nitric này là giãn mạch máu, có nghĩa là làm giãn các các tế bào cơ trơn của thành mạch, khiến các mạch máu rộng ra, hạ huyết áp và tăng cường sự lưu thông máu. Hợp chất này cũng có thể cải thiện sức khỏe của tim. Mức độ oxid nitric tốt sẽ hỗ trợ hệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Theo các nghiên cứu, oxid nitric làm tăng độ nhạy insulin và tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu. Trong điều kiện bình thường, oxit nitric còn hoạt động như một chất chống viêm và giảm viêm.

Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung để tăng cường oxid nitric đã không còn xa lạ. Về cơ bản, các chất bổ sung không chứa oxid nitric, nhưng được tạo ra từ các thành phần có thể thúc đẩy sản xuất oxid nitric trong cơ thể.

Một số đồ uống và thực phẩm trực tiếp thúc đẩy sản xuất oxid nitric

Nước ép củ dền

Theo nghiên cứu, nước ép củ dền có thể giúp tăng cường oxid nitric. Củ dền rất giàu nitrat - chất mà cơ thể sử dụng để chuyển đổi thành oxid nitric. Oxid nitric có trong tất cả các sản phẩm bổ sung có thành phần từ củ dền, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Nước ép trái cây họ cam quýt

Nước ép các loại trái cây như chanh, cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C. Vitamin C làm tăng nồng độ oxid nitric trong máu bằng cách tăng sinh khả dụng (bioavailability) và tối đa hóa sự hấp thu của nó trong cơ thể. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy trái cây họ cam quýt có thể là nguồn thực phẩm bổ sung oxid nitrat tốt nhất, giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim và tăng cường chức năng não bộ.

Nước ép các loại rau lá xanh

Nước ép các loại rau lá xanh như bắp cải, cải xoăn, rau bina và rau arugula (rau rocket) cũng là những đồ uống vừa thúc đẩy cơ thể sản xuất oxid nitric vừa tăng cường mức độ hoạt động thể chất và tốt cho mạch máu của bạn.

Một số thực phẩm tăng cường oxid nitric

Ngoài các loại đồ uống trên, bạn nên bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn uống để tăng oxid nitric trong cơ thể, như: Tỏi, thịt, chocolate đen, lựu, các loại hạt, dưa hấu, rượu vang đỏ.

Tác dụng phụ oxid nitric

Với hầu hết trường hợp, việc sử dụng chất bổ sung oxid nitric không gây ra tác dụng phụ. Nếu có tác dụng phụ xảy ra, thường là nhẹ và có thể gồm: Đau đầu, tiêu chảy, ợ nóng, đầy hơi hoặc đau dạ dày, buồn nôn, tim đập nhanh.

Tuy nhiên, một số người nên tránh dùng chất bổ sung oxid nitric vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Gồm người bị xơ gan, người thiếu guanidinoacetate methyltransferase (thiếu một loại enzyme chuyển arginine thành creatine), người bị hạ huyết áp.

Triệu chứng oxid nitric thấp

Nhiều người gặp phải tình trạng thiếu oxid nitric, đặc biệt là khi già đi. Nguyên nhân là do ở người cao tuổi, cơ thể không thể sản xuất oxid nitric. Sự thiếu hụt oxit nitric có thể gây ra các vấn đề như: Trầm cảm, tầm nhìn kém, mệt mỏi, tăng huyết áp, mất trí nhớ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích tuyệt diệu của collagen đối với sức khỏe.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 15/05/2024

    Tại sao cần quan tâm tới sức khỏe tinh thần của trẻ?

    Thời thơ ấu của một người có thể đặt nền tảng cho việc học tập, hành vi, cũng như sức khỏe của một người xuyên suốt cả cuộc đời - bao gồm cả sức khỏe tinh thần. Trên thực tế, có nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, các sự kiện lớn, kinh nghiệm sống và các thói quen kém lành mạnh… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

  • 15/05/2024

    Những biện pháp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

    Xơ vữa động mạch là sự tích tụ của mảng bám trong các động mạch, làm cho chúng cứng và thu hẹp. Tình trạng này phát triển chậm dần qua nhiều năm. Nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch dựa trên một số yếu tố nguy cơ khác nhau.

  • 15/05/2024

    Làm thế nào để bảo vệ làn da khi hoạt động ngoài trời?

    Hoạt động ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt của mùa Hè làm tăng nguy cơ cháy nắng, ung thư da. Áp dụng các biện pháp chống nắng kỹ càng giúp bạn bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím.

  • 14/05/2024

    Bổ sung magne thế nào để giảm đau đầu?

    Magne hay magie đóng vai trò quan trọng với hoạt động thần kinh và cơ bắp. Bổ sung vi chất này có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng cơn đau nửa đầu dữ dội.

  • 14/05/2024

    Dấu hiệu cảnh báo chứng tự kỷ ở trẻ

    Căn bệnh tự kỷ ngày càng trở thành mối đe đọa đối với sự phát triển của trẻ em đồng thời cũng gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ?

  • 14/05/2024

    GIẢM CĂNG THẲNG MÙA THI KHÔNG KHÓ

    Những “bí kiếp” sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cảm thấy thoải mái hơn cho kì thi.

  • 14/05/2024

    Lý do khiến cơn ho của bạn không cải thiện

    Có một số lý do khiến cơn ho của bạn mãi không cải thiện. Lời giải thích có thể đơn giản như dị ứng hoặc nhiễm trùng kéo dài, nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là phải tìm hiểu tận gốc nguyên nhân và thực hiện các bước để giữ cho tình trạng của bạn không trở nên tồi tệ hơn.

  • 13/05/2024

    Đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi

    Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và cả chức năng vận động

Xem thêm