7 lợi ích của collagen đối với sức khỏe
Collagen là một trong những loại protein có số lượng nhiều nhất trong cơ thể, đặc biệt là collagen loại 1. Collagen có mặt trong cơ, xương, da, mạch máu, hệ thống tiêu hóa và gân. Đối với da, collagen giúp làn da săn chắc và khỏe mạnh, đồng thời giúp thay thế các tế bào da chết. Khi nói đến khớp và gân, không thể quên được collagen-chất keo dính giúp các bộ phẩn rời rạc này kết nối chặt chẽ với nhau.
Cơ thể chúng ta tự sản sinh ra collagen, nhưng quá trình này sẽ giảm dần theo tuổi và xuất hiện các dấu hiệu của lão hóa như nếp nhăn, da bị chảy xệ, sụn khớp lỏng lẻo và nhức mỏi các khớp. Những yếu tố lối sống như chế độ ăn có nhiều đường, hút thuốc và tiếp xúc trực tiếp với nắng nhiều cũng góp phần làm giảm lượng collagen của cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh liên quan đến collagen, đa phần xuất phát từ sự kết hợp của dị tật do gen, chế độ ăn thiếu collagen, thiếu hụt dinh dưỡng và các vấn đề của hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến sự sinh tổng hợp collagen trong cơ thể.
Dưới đây là 7 lợi ích hàng đầu của collagen.
Cải thiện tình trạng da và tóc
Khi chúng ta có tuổi, cơ thể giảm sản sinh collagen – điều này đã được nhắc đến ở trên. Đó là khi bạn thấy xuất hiện nếp nhăn nhiều hơn, da không còn săn chắc và đàn hồi nữa. Tăng cường collagen có thể giúp da bạn trông láng bóng hơn, và giúp trẻ hóa hoặc phục hồi các tế bào.
Một nghiên cứu được tiến hành về các đặc tính chống lão hóa của collagen đã chỉ ra rằng 2,5-5g collagen thủy phân được phụ nữ từ 35-55 tuổi sử dụng mỗi ngày trong vòng 8 tuần giúp phụ cải thiện độ săn chắc của da, duy trì độ ẩm cho da, giúp da bớt thô ráp. Đặc biệt là không gây tác dụng phụ. Điều đó khiến collagen trở thành một trong những thành phần chăm sóc da tự nhiên phổ biến nhất.
Collagen cũng giảm các vết sần vỏ cam và rạn da. Khi da bị mất đi tính đàn hồi do bị mất đi collagen cũng là lúc các nhược điểm dưới da sẽ dần lộ rõ, vì khi đó da của bạn sẽ mỏng hơn. Để cải thiện tình trạng này, hãy bổ sung thêm collagen để giảm các vết nhăn xấu xí ở da.
Giảm đau khớp và thoái hóa khớp
Bạn có cảm thấy sụn khớp của mình kêu lục cục và bị đau nhức khi di chuyển không? Đó là lúc mà collagen đã mất đi, gân, dây chằng bắt đầu lỏng lẻo dẫn đến các tình trạng cứng khớp, sưng khớp và nhiều thứ khác.
Với cấu trúc gel, mềm bao bọc lấy xương, collagen cho phép chúng ta dễ dàng di chuyển mà không gây đau đớn. Vì thế hãy suy nghĩ đến việc ăn nhiều collagen hơn để giúp các sụn khớp của bạn được trơn tru như các bản lề của được tra dầu mỡ.
Chữa chứng rò rỉ ruột
Nếu bạn đang mắc hội chứng rò rỉ ruột - một tình trạng mà các các độc chất có thể ngấm qua thành ruột hệ tiêu hóa để đi vào máu hay ổ bụng phá hủy các cơ quan hệ thống khác của cơ thể, thì hãy tận dụng ngay sức mạnh của collagen. Collagen giúp phân giải các protein và khôi phục các tế bào thành ruột bị tổn thương bằng cách bù đắp thêm các acid amin.
Lợi ích lớn nhất của hệ tiêu hóa là có thể tiêu thụ được nhiều collagen giúp gắn kết các mô liên kết với nhau bảo vệ thành ruột làm cho thành ruột được chắc khỏe hơn nên độc chất sẽ khó thấm qua được. Các nghiên cứu cũng chỉ ra răng những bệnh nhân bị viêm ruột thì nồng độ collagen cũng giảm thấp hơn. Do các acid amin trong collagen giúp xây dựng nên các mô ở dường ruột và hệ tiêu hóa vì vậy bổ sung collagen có thể giúp điều trị các triệu chứng và rối loạn hệ tiêu hóa như bệnh trào ngược acid dạ dày, bệnh crohn và viêm loét.
Ngoài ra collagen cũng giúp hấp thụ nước ở đường ruột làm cho tiêu hóa được trơn tru hơn.
Tăng cường chuyển hóa, tăng khối cơ và tăng tiêu hao năng năng lượng
Tăng cường collagen giúp tăng chuyển hóa có thể bằng cách tăng khối cơ nạc và giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng thiết yếu. Một trong những vai trò quan trọng của glycine (1 loại acid amin cấu tạo nên collagen) là định hình các mô cơ bằng cách chuyển đổi glucose thành năng lượng cung cấp cho các tế bào cơ hoạt động. Bạn cũng nên biết rằng duy trì được khối cơ là một điều cực kỳ quan trọng khi bạn có tuổi bởi vì chúng giúp bạn có hệ xương khỏe manh và cơ đốt cháy nhiều calo hơn mỡ. Khi bổ sung collagen nhớ hãy tăng cường nhiều vitamin C để giúp cơ thể chuyển hóa thành dạng protein dễ sử dụng để lưu trữ, cung cấp năng lượng thiết yếu.
Còn nữa, người ta thấy rằng arginine (1 loại acid amin khác cấu tạo nên collagen) cũng có thể giúp cơ thể có khả năng tạo ra protein từ các acid amin khác giúp chữa lành các mô và vết thương, thúc đẩy trao đổi chất và giúp tăng trưởng phát triển. Glutamin cũng là một loại acid amin có trong cấu trúc của collagen giúp duy trì đủ năng lượng cho hoạt động sinh tổng hợp các hợp chất trong cơ thể. Đó cũng là acid amin cung cấp nhiên liệu cho tế bào gồm có carbon và nitrogen.
Giữ cho răng, tóc, móng khỏe mạnh
Móng tay bạn có dễ bị gãy và có nhiều khía không? Nếu có nghĩ là bạn đang thiếu collagen đó. Collagen là một thành phần cấu tạo nên móng tay, tóc và răng. Thêm collagen vào chế độ ăn giúp móng được chắc và giảm rụng tóc.
Bảo vệ gan
Nếu bạn muốn detox những chất độc hại ra khỏi cơ thể, tăng cường tuần hoàn và giúp trái tim trẻ mãi, thì collagen là một công cụ cực kỳ đắc lực. Đó là bởi vì glycine có trong collagen giúp hạn chế tối đa sự phá hủy tế bào gan khi hấp thu những chất lạ, độc tố hoặc rượu.
Một cách để thanh lọc độc tố ra khỏi gan đó là uống nước hầm xương được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.
Bảo vệ hệ thống tim mạch
Proline- 1 acid amin cấu tạo nên collagen có thể giải phóng các mô mỡ bám vào thành mạch máu, hạn chế sự hình thành các mô mỡ trong thành động mạch cũng như thu nhỏ được các mô mỡ. Proline cần cho sự tái thiết mô ở sụn khớp và động mạch, giúp kiểm soát huyết áp. Collagen cũng giúp chống lại sự xơ vữa động mạch bằng cách loại bỏ được các mảng bám hình thành.
Collagen còn chứa Arginine – 1 loại acid amin sản xuất ra nitric oxide- giúp giãn mạch tốt hơn và điều hòa lưu thông máu.
Đó là 7 cách collagen giúp bảo vệ sức khỏe của bạn, vì thế hãy bổ sung collagen thường xuyên thông qua ăn uống để có sức khỏe tốt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách uống Collagen đạt hiệu quả tốt nhất
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.