Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 sai lầm gây lãng phí khi dùng serum chăm sóc da

Sử dụng serum trong chăm sóc da đã trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, để tối đa hóa tác dụng của serum cũng như tránh lãng phí tiền khi sử dụng không đúng cách, dưới đây là một số sai lầm cần lưu ý.

Những lưu ý khi thoa serum giúp chăm sóc da hiệu quả.

Quên tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là bước quan trọng để loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt da, không chỉ làm sáng da mà còn giúp serum dễ dàng thẩm thấu và thấm sâu hơn vào da. Tuy nhiên, bạn không cần phải tẩy tế bào chết hàng ngày, nên duy trì thói quen 2-3 lần mỗi tuần.

Sử dụng không đúng trình tự

Để serum có tác dụng tối đa, bạn nên thoa lên da đúng cách. Trước tiên cần rửa mặt làm sạch da, tẩy tế bào chết, dùng toner, sau đó thoa serum.

Quy trình này đảm bảo làn da đã được chuẩn bị và sẵn sàng cho bất kỳ hoạt chất nào được thoa lên da và thấm sâu vào lỗ chân lông.

Sau khi thoa serum, bạn nên chờ 5-10 phút để serum thấm vào da, sau đó thoa kem dưỡng ẩm.

Thoa không đúng cách

Nhiều người cho serum lên lòng bàn tay và xoa khắp mặt. Điều này có thể gây lãng phí vì phần lớn serum sẽ đọng lại trên tay thay vì trên mặt.

Thay vào đó, hãy nhỏ một lượng vừa đủ serum lên đầu ngón tay và thoa lên mặt. Thoa theo chuyển động hướng lên trên giúp sản phẩm thẩm thấu tốt hơn và tránh chà mạnh da.

Trộn thành phần

Trong chăm sóc da, sử dụng nhiều loại mỹ phẩm không có nghĩa sẽ tốt hơn cho da. Khi sử dụng cùng lúc nhiều loại serum, sự kết hợp các thành phần có thể triệt tiêu tác dụng lẫn nhau hoặc gây kích ứng (ví dụ retinol và vitamin C).

Do đó nên thận trọng tìm hiểu kỹ các thành phần trong các loại mỹ phẩm trước khi dùng. Hoặc bạn có thể chọn mua loại serum có sự kết hợp các hoạt chất và đã được kiểm nghiệm để đem lại nhiều lợi ích trên da.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 sai lầm khiến bạn "đốt tiền" vào serum dưỡng da.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm