Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để ngủ lại sau khi thức dậy vào ban đêm?

Thức dậy vào lúc nửa đêm khi bạn muốn ngủ có thể là một trải nghiệm khó chịu và đôi khi đây là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Mọi người thức dậy vào ban đêm vì những lý do khác nhau.

Sau khi thức giấc, tâm trí bạn tràn ngập những điều bạn đã quên làm, những lo lắng về tài chính hoặc hồi tưởng lại một trải nghiệm khó chịu mà bạn định quên đi. Những suy nghĩ đó khiến bạn khó để có thể quay trở lại giấc ngủ một lần nữa. Vậy nên bạn cần chuẩn bị cho mình một vài mẹo để giúp mình có thể dễ dàng hơn trong việc ngủ tiếp, giảm thiểu thời gian mà bạn phải nhìn chằm chằm lên trần nhà.

Có nhiều yếu tố khiến con người thức giấc vào ban đêm, chẳng hạn như sự gián đoạn của môi trường, các yếu tố trong lối sống, vấn đề sức khỏe và lão hóa. Ví dụ điển hình là người già thường hay thức dậy nửa đêm. Nghiên cứu cho thấy rằng như mọi người già đi họ có xu hướng thời gian ngủ ít hơn, giấc ngủ cũng kém sâu hơn. Vì dễ bị đánh thức  với giấc ngủ chập chờn, nên người lớn tuổi cũng thức dậy nhiều hơn vào ban đêm.

Nếu bạn khó ngủ lại sau khi thức dậy, tốt nhất bạn nên tránh bất cứ điều gì kích thích tinh thần và tập trung vào việc thư giãn. Dưới đây là những phương pháp mà bạn có thể áp dụng

1. Tránh xa ánh đèn sáng hoặc âm thanh lớn

Nếu bạn khó ngủ lại, hãy tìm bất kỳ ánh sáng nào trong phòng ngủ có thể làm phiền bạn. Đèn LED từ thiết bị điện tử và ánh sáng chiếu qua cửa sổ có thể khiến bạn khó ngủ lại hơn. Nếu âm thanh khó chịu phát ra từ bên ngoài qua cửa sổ, hãy thử đóng cửa sổ để chặn nó lại. Sử dụng nút bịt tai, bật quạt hoặc nghe tiếng ồn trắng cũng có thể giúp bạn át đi những âm thanh khó chịu.

2. Ra khỏi giường và di chuyển

Nhiều chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên ra khỏi giường và chuyển sang phòng khác nếu bạn không thể ngủ lại trong vòng khoảng 20 phút. Chuyển sang một phòng khác và làm điều gì đó thư giãn để đánh lạc hướng tâm trí trong vài phút có thể giúp bạn dễ ngủ lại khi quay trở lại.

Đọc thêm tại bài viết: 12 cách giúp bạn có một giấc ngủ ngon

3. Tránh nhìn chằm chằm vào đồng hồ

Nhìn chằm chằm vào đồng hồ có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng vì không ngủ được, đặc biệt nếu bạn đang phải đối mặt với chứng rối loạn lo âu lan tỏa.

4. Tránh kiểm tra điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác

Màn hình điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác phát ra ánh sáng xanh có thể ngăn chặn quá trình sản xuất melatonin. Melatonin là một loại hormone được tạo ra bởi tuyến tùng trong não giúp điều chỉnh nhịp sinh học và chu kỳ giấc ngủ của bạn.

5. Thiền hoặc thử các bài tập thở

Thực hiện các bài tập thở hoặc thiền có thể giúp bạn xoa dịu tâm trí và gây buồn ngủ. Bạn nên hít thở chậm và sâu để chìm vào giấc ngủ trở lại

7. Tắt đèn

Ngay cả khi bạn ra khỏi giường, hãy cố gắng đừng bật đèn lên như một phản xạ. Giống như màn hình điện thoại, ánh sáng chói có thể cản trở quá trình sản xuất melatonin của cơ thể và kích thích sự tỉnh táo.

8. Tập trung vào điều gì đó nhàm chán

Bất kỳ một hoạt động nào tương tự như việc “đếm cừu” đều có thể giúp bạn phân tâm và khiến bạn dễ ngủ hơn. Đọc một bài báo hoặc cuốn sách nhàm chán cũng có thể có tác dụng. Một phần trong não của bạn được gọi là nhân accumbens đóng vai trò tạo động lực và niềm vui. Nghiên cứu cho thấy phần não này có thể là lý do khiến bạn thường cảm thấy buồn ngủ khi buồn chán.

Xem thêm: Ngủ sâu là gì và tại sao nó lại quan trọng?

9. Nghe nhạc thư giãn

Âm nhạc thư giãn có thể giúp bạn thư giãn đầu óc và dễ ngủ. Âm nhạc cũng có thể chặn những âm thanh có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Khi nào bạn nên đi khám?

Đôi khi giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm không phải là điều đáng lo ngại, nhưng nếu nó trở thành thói quen thì bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân khiến bạn khó ngủ và giúp bạn tìm cách điều chỉnh thói quen ngủ của mình.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024.

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

Xem thêm