Mất khứu giác hoặc vị giác đột ngột là một trong các triệu chứng đặc biệt có liên quan đến COVID-19. Tình trạng này có xu hướng hiếm gặp hơn ở người mắc biến thể Omicron, tuy nhiên, nhiều F0 gặp phải triệu chứng mất mùi vị kéo dài dù đã khỏi bệnh. Bên cạnh biểu hiện mất mùi còn có suy giảm khứu giác, loạn khứu giác (ngửi thấy những mùi không giống với thực tế hoặc trí nhớ của bạn).
Các nghiên cứu trên thế giới chưa có kết luận chắc chắn về nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mất vị giác, khứu giác ở người bệnh COVID-19. Đây có thể là biểu hiện ngạt mũi che lấp khe khứu, hoặc do cơn bão cytokine cục bộ gây tổn thương các thụ thể của tế bào thần kinh khứu giác và vị giác.
Khi cơ thể mất khả năng ngửi, vị giác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số F0 vẫn có thể cảm nhận các vị cơ bản như ngọt, chua, mặn, đắng (do lưỡi là cơ quan cảm thụ các vị này). Tuy nhiên, khi nhai và nuốt thực phẩm, bạn sẽ không cảm nhận được mùi thơm qua khoang mũi. Vị của thức ăn cũng có thể biến đổi, trở nên nhạt nhẽo, mặn, ngọt bất thường hoặc có vị kim loại.
Tuy triệu chứng mất mùi và vị không ảnh hưởng tới tính mạng, người bệnh dễ bị stress, chán ăn do không còn cảm giác ngon miệng.
Theo PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào - Trường Đại học Y Hà Nội, đa số những bệnh nhân khi mắc SARS-CoV-2 bị mất vị giác và khứu giác đều bị nhẹ và sẽ tự hồi phục sau một thời gian ngắn. Triệu chứng có thể cải thiện khi F0 điều trị tốt biểu hiện nghẹt mũi. Trong trường hợp mất vị giác, khứu giác kéo dài, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn điều trị; Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
Người mắc COVID-19 bị mất mùi nên tập ngửi bằng các loại tinh dầu hoặc vỏ cam, vỏ chanh...
Chuyên trang Healthline gợi ý người bị mất mùi “tái huấn luyện” khứu giác với sản phẩm có mùi mạnh như: Tinh dầu, thực phẩm, thảo mộc, xà phòng, nến thơm. Mỗi tuần, bạn có thể tập làm quen với 3-4 mùi (cam chanh, chocolate, cà phê, khuynh diệp, bạc hà…) và hít thật sâu các mùi hương trên khoảng 5-10 phút mỗi ngày.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Vương quốc Anh, người mắc COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện cảm giác ngon miệng:
- Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày để giữ sức khỏe răng miệng. Khi miệng khô hoặc khó chịu, hãy súc miệng với nước sạch.
- Ưu tiên lựa chọn các món ăn bạn thấy ngon miệng để đảm bảo dinh dưỡng.
- Thử nhiều món ăn với hương vị, kết cấu và nhiệt độ khác nhau để theo dõi tiến triển của vị giác, khứu giác. Nếu bạn buồn nôn hoặc đau bụng, hãy thử các món ăn thanh đạm như thịt gà, đậu phụ, cơm trắng.
- Bổ sung thực phẩm giàu protein để đảm bảo dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, với người bệnh, thực phẩm giàu protein có thể mang vị đắng hoặc kim loại. Khi đó, bạn hãy thử nêm, ướp thịt với nước sốt mang vị chua ngọt.
Sử dụng thảo mộc và gia vị có mùi mạnh để kích thích vị giác, khứu giác.
- Sử dụng nhiều gia vị mạnh và các loại thảo mộc, rau thơm khi nấu ăn để kích thích vị giác và khứu giác. Các chuyên gia gợi ý sử dụng chanh, hành và tỏi, rau thơm như húng, oregano, bạc hà, rau mùi...
- Tránh sử dụng dụng cụ ăn, thìa đũa kim loại nếu bạn thấy thực phẩm có vị rỉ sắt.
- Nếu bạn chỉ cảm nhận được vị đắng và mặn, hãy chọn thực phẩm nhạt, chứa ít muối và thêm gia vị ngọt (đường, mật ong) vào thức ăn, đồ uống.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các bài tập thở tốt nhất cho bệnh nhân mắc COVID-19.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.