Biến thể Omicron đang lây lan với tốc độ nhanh.
Theo tờ Independent, vào cuối năm ngoái, khi có đợt bùng phát đầu tiên của biến thể Omicron ở châu Âu, các nhà nghiên cứu người Na Uy đã theo dõi các triệu chứng mà biến thể này gây ra.
Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí về dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm Eurosurveillance chỉ ra, người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 thường gặp phải 8 triệu chứng sau khi mắc Omicron: Ho, chảy nước mũi, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau mỏi cơ, sốt và hắt hơi.
Trong đó, chảy nước mũi và mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất. Hắt hơi và sốt ít gặp hơn. Các chuyên gia cũng bổ sung dấu hiệu buồn nôn vào danh sách triệu chứng nhiễm Omicron ở người đã tiêm phòng 2 mũi vaccine cơ bản. Những biểu hiện nhẹ này khiến người dân khó phân biệt COVID-19 với cảm lạnh thông thường.
Chảy nước mũi là triệu chứng phổ biến ở người nhiễm biến thể Omicron.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mệt mỏi và chóng mặt/ngất xỉu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn nên xét nghiệm SARS-CoV-2. Trong đó, cảm giác mệt mỏi có thể đi kèm đau người, yếu mỏi, đau nhức cơ bắp, đau đầu, giảm thị lực và chán ăn.
Theo The Conversation, thống kê từ nghiên cứu của app theo dõi triệu chứng ZOE COVID cho hay, biểu hiện ở người nhiễm Omicron khá tương đồng với người nhiễm biến thể Delta. 5 triệu chứng phổ biến nhất là: Chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng. Trong đó, người nhiễm Omicron dễ bị đau họng, nhưng ít có nguy cơ mất vị giác, khứu giác hơn.
Ở trẻ nhỏ, biến thể Omicron có thể gây ra triệu chứng viêm thanh khí phế quản cấp với tiếng ho đặc trưng (ho dữ dội, tiếng ho khàn như tiếng sủa, thở rít, có dấu hiệu phù nề).
Omicron ảnh hưởng chủ yếu đến đường hô hấp trên, gây ra những biểu hiện ít nghiêm trọng hơn Delta. Tuy nhiên, nhiều người nhiễm Omicron mà không hề có triệu chứng nên vẫn hoạt động bình thường, khiến biến thể của SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn cả. Tình trạng này nếu không kiểm soát được sẽ dẫn tới ca nhiễm tăng dễ dẫn tới quá tải cho các bệnh viện, hệ thống y tế, từ đó tăng ca tử vong. Người dân vẫn cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh và giảm thiểu sự lây nhiễm như 5K.
Các nghiên cứu tại Nhật Bản và Đan Mạch cho thấy, Omicron có hệ số lây nhiễm (R0) cao gấp 3 đến 4 lần biến thể Delta. Giả sử toàn bộ dân số chưa được tiêm vaccine và chưa từng nhiễm bệnh, cứ 1 người nhiễm biến thể Delta sẽ lây cho 5 người khác. Trong khi đó, 1 người nhiễm Omicron có thể lây lan cho 20 người.
Còn ở nước ta, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế tại TP.HCM. Theo kết quả tầm soát ngẫu nhiên tại TP.HCM từ ngày 10/2 đến 17/2, có 70/92 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với biến thể Omicron.
Hà Nội đang khẩn trương giải trình tự gene. Song lãnh đạo TP. Hà Nội nhận định, hiện Hà Nội đã lưu hành Omicron song hành với Delta và có thể biến thể Omicron đã chiếm đa số, bởi tốc độ lây lan hiện nay rất nhanh.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Biến thể Omicron gây nguy cơ lây nhiễm cao nhưng thời gian nằm viện ngắn hơn.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.