Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để giảm ho ngay lập tức?

Ho đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất kích thích và tác nhân lạ ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ho dai dẳng có thể gây khó chịu và mất ngủ, vậy cách điều trị ho tốt nhất là gì?

Cách điều trị ho tốt nhất sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho. Thông thường, dị ứng, nhiễm trùng và trào ngược axit là một vài nguyên nhân cơ bản gây ra ho. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những phương pháp tự nhiên giúp giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các biện pháp tự nhiên để điều trị ho, hãy tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm và hướng dẫn sử dụng. Bởi vì một số loại thảo mộc và thực phẩm chức năng có thể gây trở ngại cho thuốc, dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn cũng cần đi khám nếu tình trạng ho kéo dài hoặc tái phát, cảm thấy khó thở, ho ra máu hoặc chất nhầy màu vàng xanh, bị sốt hoặc đau đầu, thở khò khè,...

Dưới đây là những phương pháp giúp giảm ho hiệu quả hoàn toàn tự nhiên:

Mật ong

Theo nghiên cứu, mật ong có thể làm dịu cơn ho. Trong một đánh giá năm 2021, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác dụng của việc sử dụng mật ong để điều trị ho trong bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Họ phát hiện ra rằng mật ong có khả năng giúp giảm ho và ngăn ngừa nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh.

Trong một nghiên cứu khác năm 2021, các nhà nghiên cứu đã so sánh mật ong với dextromethorphan, một loại thuốc giảm ho phổ biến. Họ phát hiện ra rằng cả mật ong và dextromethorphan đều có tác dụng giảm ho. Thậm chí mật ong còn đạt hiệu quả giảm ho tốt hơn so với dextromethorphan trong một số thử nghiệm.

Bạn có thể giảm ho bằng cách nuốt 1 thìa mật ong hoặc thêm mật ong vào đồ uống nóng, chẳng hạn như trà gừng, trà hoa cúc, trà thảo mộc,...

Gừng

Gừng có thể làm dịu cơn ho khan hoặc hen suyễn, vì nó có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, gừng cũng có thể làm giảm buồn nôn và đau họng. Gừng cùng với các phương thuốc khác, bao gồm cả mật ong đã đóng vai trò lâu đời trong các loại thuốc truyền thống trị ho. 

Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn hoặc sử dụng trà gừng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trà gừng có thể gây đau bụng hoặc ợ chua.

Nước nóng

Những người mắc cảm lạnh hoặc cúm có thể giảm các triệu chứng bằng các sử dụng đồ uống ấm nóng. Nghiên cứu đã chứng mình đồ uống nóng thậm chí còn làm giảm bớt các triệu chứng bao gồm đau họng, ớn lạnh và mệt mỏi. Các triệu chứng này thuyên giảm ngay lập tức và duy trì trong một thời gian tiếp tục sau khi uống xong đồ uống nóng.

Các loại đồ uống nóng bạn có thể thử bao gồm:

  • trà thảo mộc
  • nước ấm
  • nước ép trái cây ấm

Xông hơi/ Sử dụng hơi nước

Xông hơi/ hơi nước có thể làm giảm các triệu chứng như chất nhày hoặc đờm. Để thử phương pháp này, bạn có thể tắm vòi sen hoặc bồn tắm nước nóng và để phòng tắm ngập tràn hơi nước. Nên ở trong phòng hơi nước này trong vài phút cho đến khi các triệu chứng giảm dần. 

Ngoài ra, bạn có thể thử biện pháp xông hơi, theo các bước sau:

  • Đổ đầy nước nóng vào một bát lớn
  • Thêm các loại thảo mộc hoặc tinh dầu, chẳng hạn như bạch đàn hoặc hương thảo. Những nguyên liệu này có thể giúp giảm ngạt mũi
  • Hướng mặt vào bát và trùm một chiếc khăn lên đầu. Khăn có thể giữ hơi nước để bạn hít vào
  • Tiếp tục hít thở hơi trong khoảng 10-15 phút

Bạn có thể áp dụng phương pháp này 1-2 lần mỗi ngày.

Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng nước muối súc miệng giúp giảm đau họng và các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh thông thường. Nước muối có thể giúp làm lỏng chất nhầy và giảm bớt một số cơn đau. Tuy nhiên, nó sẽ không giúp giảm tải lượng virus.

Để súc miệng bằng nước muối, hãy thử các bước sau:

  • Khuấy 1/2 thìa muối vào cốc nước ấm cho đến khi tan hết
  • Để dung dịch nguội một chút trước khi sử dụng để súc miệng
  • Khi súc, để hỗn hợp đọng lại trong cổ họng một vài phút trước khi nhổ ra ngoài
  • Làm như vậy vài lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng ho được cải thiện

Bromelain

Bromelain là một loại enzym có từ dứa. Nó có nhiều nhất trong lõi của quả dứa. Bromelain có đặc tính chống viêm và phân giải chất nhầy, có nghĩa là nó có thể phá vỡ chất nhầy và loại bỏ nó khỏi cơ thể.

Một số người uống nước ép dứa hàng ngày để giảm chất nhầy trong cổ họng và giảm ho. Tuy nhiên, nước ép dứa không cung cấp đủ lượng bromelain để giảm các triệu chứng. Thuốc bổ sung bromelain có thể hiệu quả hơn trong việc giảm ho. 

Thay đổi chế độ ăn uống đối với chứng trào ngược axit

Trào ngược axit là nguyên nhân phổ biến gây ra ho. Tránh các loại thực phẩm có thể gây trào ngược axit là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này và giảm cơn ho kèm theo.

Mỗi cá nhân có thể có các tác nhân gây trào ngược khác nhau mà họ cần phải tránh. Các loại thực phẩm và đồ uống thường gây ra trào ngược axit bao gồm:

  • rượu bia
  • cafein
  • sô cô la
  • thực phẩm họ cam quýt
  • thực phẩm chiên 
  • tỏi và hành tây
  • cây bạc hà
  • gia vị và thức ăn cay
  • cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua

N-acetylcysteine ​​(NAC)

NAC là một chất bổ sung đến từ axit amin L-cysteine. Dùng liều hàng ngày có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của ho khan bằng cách giảm chất nhầy trong đường thở.

Cách ngăn ngừa ho

Ngoài càng phương pháp trên, một số bước bổ sung mà một người có thể thấy hữu ích để giảm ho bao gồm:

  • uống chất lỏng ấm như nước dùng hoặc trà
  • tránh các sản phẩm từ sữa
  • tránh rượu
  • hít thở không khí ẩm từ hơi nước vòi hoa sen hoặc máy tạo độ ẩm

Bạn cũng có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như thuốc có chứa dextromethorphan hoặc thuốc giảm ho. 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng sau đi kèm với ho:

  • đờm màu xanh lá cây hoặc vàng có mùi hôi
  • ớn lạnh
  • mất nước
  • sốt trên 38,8°C
  • sốt kéo dài hơn 3 ngày
  • mệt mỏi

Một số biện pháp tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn ho trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc hoặc sống với một số tình trạng bệnh nhất định nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất kỳ chất bổ sung mới hoặc biện pháp điều trị tại nhà nào.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn có thể làm gì để hết ho?

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm