Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảm cúm hay ớn lạnh sẽ không còn là vấn đề đáng sợ nếu biết cách bảo vệ “trái tim thứ hai” của cơ thể, ai thể trạng yếu cần đọc ngay

Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy nếu “trái tim thứ hai” của chúng ta lạnh thì cả cơ thể cũng trở nên ớn lạnh ngay lập tức. Vậy nên việc bảo vệ bộ phận này là rất quan trọng, nhất là trong thời điểm nắng mưa thất thường.

Khi ta còn nhỏ, cha mẹ luôn yêu cầu và bắt buộc phải mặc thật ấm mỗi khi đông về, nhất là bàn chân . Bởi theo y học Trung Quốc, lạnh xuất phát từ bàn chân nên chừng nào chân còn ấm thì toàn thân sẽ ấm. Tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được việc tự bảo vệ sức khỏe, nhất là các chị em yêu thích làm đẹp thường hay đi giày hở cả chân.

Quan điểm của y học Trung Quốc cho biết, ở bàn chân có 6 kinh mạch quan trọng bao gồm gan, túi mật, lá lách, dạ dày, bàng quang và kinh mạch thận. Bên cạnh đó, bàn chân chịu trách nhiệm lưu thông máu và cũng là "trái tim thứ hai" của cơ thể. Do vậy, để chân bị lạnh trong một thời gian dài sẽ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe.

Vậy lý do khiến chân của chị em luôn cảm giác bị lạnh là gì? Có thể điểm qua một vài nguyên nhân như sau:

- Do thời tiết bên ngoài: Nhiệt độ cơ thể người thường rơi vào khoảng 36 – 37 độ, nên nếu môi trường bên ngoài quá lạnh sẽ khiến tay, chân bị lạnh để duy trì nhiệt độ máu của các cơ quan như tim và não. Nhưng khi bạn di chuyển sang một nơi ấm hơn thì tay và chân cũng tự nhiên ấm lên.

- Do biến chứng của bệnh tiểu đường: Nếu lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường trở nên bất thường, nó sẽ gây nên thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở bàn chân khiến bàn tay và bàn chân trở nên lạnh.

- Do bệnh Raynaud: Đây là hội chứng co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc những tình huống căng thẳng khiến lưu lượng máu đến tay chân bị giảm. Bệnh này thường thấy ở phụ nữ nhiều hơn nên chị em cần cẩn trọng.

- Do các cục máu đông xảy ra ở vùng chân: Các cục máu đông này sẽ ngăn chặn mạch máu ở chân, từ đó ngăn máu chảy qua 2 đầu bàn chân khiến chân trở nên lạnh hơn. Bệnh này có thể cải thiện bằng cách đi bộ thường xuyên.

- Do chứng thiếu máu : Cơ thể không đủ máu sẽ khiến bàn tay và bàn chân bị lạnh thường xuyên. Ngoài ra, lòng bàn tay và môi cũng trở nên nhợt nhạt cùng các triệu chứng như mệt mỏi và chóng mặt.

Làm thế nào để cải thiện chứng lạnh chân?

1. Giữ ấm tay và chân

Khi trời trở lạnh, bạn cũng phải giữ ấm tay và chân bằng cách đi tất, đeo găng tay, mang vớ cotton dày và đi giày cao hơn mắt cá nhân. Còn nếu lạnh chân xuất phát từ bệnh, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

2. Có chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh chính là chìa khóa đánh bay mọi bệnh tật đấy.

Hãy chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như hãy ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không kén ăn hay ăn kiêng để giảm béo. Nếu bị thiếu máu, bạn nên ăn thêm nhiều hạt mè đen, gan heo cùng các thực phẩm bổ máu khác. Lưu ý thêm là cần phải hạn chế ăn thực phẩm lạnh.

3. Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục có thể thúc đẩy sự co cơ lẫn việc lưu thông máu, từ đó tăng tốc độ trao đổi chất rồi làm ấm toàn bộ cơ thể một cách tự nhiên nhất.

4. Ngâm chân bằng nước nóng

Để giảm bớt cơn lạnh chân, bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng mỗi tối trước khi ngủ. Kết hợp thêm với việc massage lòng bàn chân sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, từ đó làm giảm bớt các triệu chứng ớn lạnh hiệu quả.

Ngâm chân nước nóng mỗi đêm cũng là một cách bảo vệ sức khỏe cực tốt.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 10 sự thật thú vị về trái tim (Phần 1)

Minh Võ - Theo soha.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Xem thêm