Soạn tin nhắn: CV n gửi 1407
(Trong đó, n là số lần ủng hộ 20.000 đồng).
Mỗi tin nhắn sẽ đóng góp 20.000 đồng nhân n lần (trong đó n giới hạn từ 1 đến 100) để chung tay phòng, chống dịch COVID-19.
Tất cả số tiền thu được do các cơ quan chủ trì thống nhất với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID -19 Quốc gia quyết định và sử dụng nhằm hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cần thiết để bảo vệ thầy thuốc và các chiến sĩ công an, bộ đội trực tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh; hỗ trợ người bệnh nhiễm và nghi nhiễm bệnh phải cách ly tập trung, cách ly tại nhà hoặc tại nơi đang được khoanh vùng dịch.
Ngày 10/4/2020, Bộ Y tế đã tiếp nhận 100 tỷ đồng tiền ủng hộ thông qua đợt vận động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19” qua đầu số 1407, dự kiến sử dụng để mua một số thiết bị bị y tế trang bị cho các cơ sở y tế trực tiếp phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
Cũng trong ngày 10/4/2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 1650/QĐ-BYT phân bổ đợt 1 kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 (nguồn ủng hộ của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) để mua trang thiết bị xét nghiệm, trang thiết bị điều trị dự phòng.
Trước những tác động mạnh của dịch bệnh COVID-19, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi văn bản tới các bộ, ban, ngành có liên quan đề nghị hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy ngành thông tin truyền thông phát triển trong và sau dịch bệnh; gửi văn bản đến UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành được tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn quan trọng tại địa phương, chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời vẫn duy trì được các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp thông tin truyền thông và báo chí phát triển trong và sau dịch bệnh COVID-19.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chăm sóc người thân mắc COVID-19 tại nhà
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.