Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào mút tay ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng?

Mút tay hoặc mút ngón cái ở trẻ nhỏ là hoàn toàn bình thường và không có hại. Hầu hết trẻ em sẽ ngưng mút ngón tay khi từ 2 đến 4 tuổi.

Mút tay ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Mút tay hay mút ngón cái không phải là vấn đề đáng quan tâm khi trẻ vẫn đang còn răng sữa. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành một vấn đề răng miệng nếu hành động này vẫn tiếp diễn khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc - khoảng từ 5 đến 6 tuổi hoặc sớm hơn.

Các vấn đề gây ra bởi mút ngón tay hay mút ngón cái

Mút ngón cái lâu ngày có thể dẫn đến:

  • Hàm cắn quá mức, có thể gây ra những hậu quả như các răng cửa sẽ bị đưa về đằng trước, xa hơn so với những răng khác. Điều này có thể làm thay đổi hình dạng khuôn mặt.
  • Hở khớp răng cửa  - khi hàm răng trên và hàm răng dưới không khít nhau. Hàm khít nhau là khi hàm trên chồng trên hàm dưới một chút. Nếu khoảng cách giữa hai hàm đủ để răng có thể chui qua thì nó có thể coi là hở khớp răng cửa.
  • Nói ngọng - trẻ em trước khi đi học có mút các ngón tay có thể đẩy răng của chúng xa khỏi vị trí bình thường. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ.

Giúp trẻ ngừng thói quen này

Hầu hết trẻ em sẽ ngưng mút ngón tay ở khoảng từ 2 đến 4 tuổi. Hãy tạo cho trẻ cơ hội ngừng thói quen này khi chúng sẵn sàng. Sự hỗ trợ và khuyến khích từ bố mẹ là rất quan trọng.

Phụ thuộc vào tuổi và khả năng của con, bạn có thể:

  • Đưa ra nhiều sự khích lệ, chẳng hạn như một cái ôm hoặc lời khen ngợi để chúng thấy được rằng việc cố gắng bỏ thói quen này là một điều tốt.
  • Sử dụng các công cụ đánh lạc hướng, ví dụ như sử dụng đồ chơi hoặc ôm con để chúng quên mất việc mút tay.
  • Cố gắng không quát con vì nếu trẻ cảm thấy rằng chúng đang bị quát, chúng sẽ trở nên tức giận và tiếp tục thói quen đó.
  • Cho chúng thấy sự tiến bộ của mình bằng cách đưa trẻ đi chơi hoặc tặng trẻ một món đồ chơi nếu trẻ không mút tay trong một quãng thời gian. Bạn có thể dần dần kéo dài các quãng thời gian không mút tay từ một đêm đến một tuần rồi đến cả 30 ngày.
  • Sử dụng các công cụ nhắc nhở, chẳng hạn như đeo găng tay cho trẻ để nhắc nhở chúng không được mút. Cách làm này chỉ hiệu quả khi trẻ tình nguyện từ bỏ thói quen mút tay.

Trẻ có thể dễ dàng lặp lại thói quen và việc từ bỏ hoàn toàn có thể tốn khá nhiều thời gian. Tiếp tục cố gắng giúp con một cách nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc. Hãy kiên nhẫn vì những ngày đầu tiên tập cho trẻ bỏ thói quen sẽ là những ngày khó khăn nhất.

Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu

  • Những người chuyên về sức khỏe bà mẹ và trẻ em
  • Phòng khám nha khoa
  • Bác sĩ chỉnh răng

Những điều cần nhớ

  • Việc mút các ngón tay hay ngón cái không phải là một vấn đề sức khỏe răng miệng trong vài năm đầu đời nhưng nó cần phải dừng lại khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc (khi trẻ khoảng 5 đến 6 tuổi).
  • Trẻ thường ngừng thói quen mút tay vào khoảng từ 2 đến 4 tuổi.
  • Giúp trẻ ngừng thói quen này bằng sự hỗ trợ và khích lệ.

Thông tin thêm trong bài viết: Các vấn đề răng miệng cần lưu ý ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm