Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ bao gồm những gì?

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) bao gồm một danh sách những chỉ số quan trọng khi cần làm các xét nghiệm máu. Thông thường bao gồm những mục sau:

  • Số lượng tế bào bạch cầu (WBC hoặc số lượng leukocyte)
  • Số lượng các loại tế bào bạch cầu khác nhau
  • Số lượng hồng cầu (RBC hoặc số lượng erythrocyte)
  • Hematocrit (Hct)
  • Hemoglobin (Hbg)
  • Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)
  • Hemoglobin trung bình hồng cầu(MCH)
  • Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC)
  • Phân bố hình thái kích thước hồng cầu (RDW)
  • Số lượng tiểu cầu
  • Thể tích tiểu cầu trung bình (MPV) 

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ là gì?

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CTMTB) là một trong những xét nghiệm máu phổ biến nhất.  CTMTB bao gồm số lượng các tế bào (thành phần) của máu, được tính bằng một loại máy đặc biệt sẽ phân tích các thành phần khác nhau trong máu ít hơn một phút.

Một tỉ lệ lớn trong CTMTB là nồng độ bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu.

Xét nghiệm CTMTB được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm CTMTB được thực hiện bằng cách thu thập một vài ml máu (tương đương với một hoặc hai thìa cà phê). Quá trình này có thể thực hiện ở nhiều nơi như phòng khám, phòng dịch vụ xét nghiệm và bệnh viện. Da sẽ được lau trước bằng gạc thấm cồn, sau đó mũi tiêm sẽ đưa từ vùng da đã được lau đến tĩnh mạch (có thể nhìn thấy ngoài da). Máu được rút từ kim tiêm vào ống xi lanh hoặc vào một túi hút chân không đặc biệt. Mẫu máu sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Các giá trị của xét nghiệm CTMTB

Các giá trị đó bao gồm:

  • Số lượng bạch cầu (WBC) là số lượng bạch cầu trong một lượng thể tích máu. Giới hạn bình thường của giá trị này sẽ hơi khác nhau giữa các cơ sở xét nghiệm nhưng nhìn chung dao động từ 4300 đến 10800 tế bào trên một mm khối. Giá trị này còn có tên là số lượng leukocyte và có thể biểu thị bằng đơn vị quốc tế là 4,3 đến 10,8 x 109 tế bào trên một lít.
  • Số lượng các loại bạch cầu khác nhau (WBC). Tế bào bạch cầu có nhiều loại khác nhau được phân biệt dựa vào kích thước và hình dáng. Chúng bao gồm: bạch cầu hạt, bạch cầu lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan, và bạch cầu ái kiềm. Một thiết bị sẽ cho kết quả phần trăm của từng loại bạch cầu khác nhau gọi là máy tách thành phần bạch cầu tự động. Các thành phần  được phết lên một miếng kính và đếm bằng kính hiển vi bởi kĩ thuật viên đã qua đào tạo, hoặc đôi khi có thể là bác sĩ.
  • Số lượng hồng cầu (RBC) là số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giới hạn bình thường của giá trị này sẽ hoi khác nhau giữa các cơ sở xét nghiệm nhưng nhìn chung dao động từ 4,2 đến 5,9 triệu tế bào trên mm khối. Giá trị này còn có tể là số lượng erythrocyte và có thể biểu thị bằng đơn vị quốc tế là 4,2 đến 5,9 x 1012 tế bào trên một lít.

Hồng cầu là loại tế bào phổ biến nhất trong máu và mỗi người có hàng triệu hồng cầu đang tuần hoàn. Chúng nhỏ hơn tế bào bạch cầu, nhưng lớn hơn tiểu cầu.  

  • Hemoglobin (Hb). Là lượng hemoglobin trong một thể tích máu. Hemoglobin là phân tử protein nằm trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy và mang lại màu đỏ cho máu. Giới hạn bình thường của số lượng hồng cầu khác nhau giữa hai giới và xấp xỉ 13 đến 17,5g trên decilit với nam; 12 đến 15,5g trên decilit với nữ (đơn vị quốc tế là 8,1 đến 11,2 mmol/L với nam; 7,4 đến 9,9 mmol/L với nữ).
  • Hematocrit (Hct). Đây là tỉ lệ của thể tích hồng cầu trên thể tích toàn phần của máu. Giới hạn bình thường của hematocrit khác nhau giữa hai giới và xấp  xỉ 45% đến 50% đối với nam và 37% đến 45% đối với nữ. Giá trị này thường được đo bằng cách quay ly tâm mẫu máu trong ống nghiệm, khiến hồng cầu lắng đọng ở đáy ống.
  • Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) được tính dựa trên giá trị của hematocrit và số lượng hồng cầu. Giới hạn bình thường là từ 80 đến 100 femtolit (đơn vị bằng 1/1000.000 lít).
  • Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH) được tính dựa trên giá trị của hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giới hạn bình thường là từ 27 đến 32 picogram.
  • Nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC) là nồng độ trung bình của hemoglobin trong một thể tích hồng cầu nhất định. Giá trị này được tính dựa trên đo lường hemoglobin và hematocrit. Giới hạn bình thường là 32% đến 36%.
  • Phân bố hình thái kích thước hồng cầu (RDW) là giá trị đo lường sự dao động của kích thước và hình dáng hồng cầu. Con số càng to thì sự dao động về kích thước càng lớn. Giới hạn bình thường là 11 đến 15.
  • Số lượng tiểu cầu. Số lượng của tiểu cầu trong một thể tích máu cụ thể. Tiểu cầu không phải là một tế bào hoàn chỉnh mà là mảnh của tế bào chất trong tế bào ở tủy xương gọi là megakaryocyte. Tiểu cầu đóng vai trò thiết yếu trong đông máu. Giới hạn bình  thường sẽ khác nhau một ít giữa các đơn vị xét nghiệm nhưng thường nằm trong 150 000 đến 400 000/ mm khối (150 đến 400 x 109/ lít).
  • Thể tích tiểu cầu trung bình (MPV). Kích cỡ tiểu cầu trung bình trong một thể tích máu.
Xét nghiệm CTMTB được dùng vào việc gì?

Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm này vì nhiều lý do. Đó có thể là một phần trong khám sàng lọc định kì, hoặc là một xét nghiệm theo dõi để giám sát một kế hoạch điều trị cụ thể. Xét nghiệm này cũng có thể là một phần trong đánh giá triệu chứng của bệnh nhân.

Ví dụ, số lượng bạch cầu cao (tăng bạch cầu) có thể báo hiệu nhiễm khuẩn ở đâu đó trên cơ thể hoặc ít phổ biến hơn, 1 khối u tiềm tàng. Số lượng bạch cầu giảm báo hiệu vấn đề tủy xương hoặc liên quan đến một số thuốc hay thủ thuật, chẳng hạn hóa trị liệu. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm số lượng bạch cầu để giám sát đáp ứng điều trị với bệnh nhiễm khuẩn. Số lượng các loại bạch cầu khác nhau cũng phục vụ cho những mục đích cụ thể, có thể cung cấp manh mối cho một số tình trạng sức khỏe.

Số lượng hồng cầu thấp hoặc hemoglobin thấp có thể cho thấy bệnh thiếu máu, có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân có thể dẫn tới tăng hồng cầu hoặc tăng hemoglobin bao gồm bệnh tủy xương hoặc giảm oxy thở vào.

Số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu) có thể là nguyên nhân dẫn tới chảy máu kéo dài. Bệnh do các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sản sinh tiểu cầu trong tủy xương hoặc ảnh hưởng đến quá trình phá hủy tiểu cầu. Ngược lại, tăng tiểu cầu là triệu chứng của vấn đề tủy xương hoặc tình trạng viêm nặng.

Xem thêm về bài viết Những điều cần biết về kết quả xét nghiệm máu

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinenet
Bình luận
Tin mới
  • 23/01/2025

    Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

    Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.

  • 23/01/2025

    7 cách tăng nồng độ kali trong cơ thể

    Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.

  • 22/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Marfan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...

  • 22/01/2025

    7 lý do để tập thể dục ngoài trời và cách bắt đầu

    Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.

  • 21/01/2025

    Thời điểm uống cà phê cực tốt cho tim và tuổi thọ

    Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

  • 21/01/2025

    5 việc cần làm mỗi sáng để hạ huyết áp

    Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.

  • 20/01/2025

    5 lợi ích của tỏi nướng trong mùa đông

    Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.

  • 20/01/2025

    Xua tan mệt mỏi cuối năm: Bí quyết lấy lại năng lượng cho dân văn phòng

    Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.

Xem thêm