Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Tăng áp lực nội sọ là một cấp cứu cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như tổn thương não vĩnh viễn, hôn mê kéo dài và thậm chí là tử vong. Vì vậy, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ.

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Tăng áp lực nội sọ là sự gia tăng áp lực trong não. Nó có thể do tăng lượng dịch xung quanh tổ chức não. Ví dụ như tăng dịch não tủy hoặc tăng lượng máu trong não do chấn thương hoặc khối u não bị vỡ. Tăng áp lực nội sọ có nghĩa là các mô não của bạn bị phù do chấn thương hoặc bệnh lí, ví dụ như viêm màng não. Tăng áp lực nội sọ có thể do chấn thương não nhưng ngược lại nó có thể gây chấn thương não. Tăng áp lực nội sọ là một tình trạng đe dọa tính mạng. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì cần được điều trị cấp cứu ngay lập tức.

Triệu chứng

Những dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ bao gồm:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tăng huyết áp
  • Giảm khả năng tinh thần
  • Lẫn lộn về thời gian, vị trí
  • Nhìn đôi
  • Đồng tử không phản xạ với ánh sáng
  • Thở nông
  • Động kinh
  • Giảm ý thức
  • Hôn mê

Những dấu hiệu này có thể chỉ ra những bệnh lí nghiêm trọng kèm theo tăng áp lực nội sọ như đột quỵ, u não hay chấn thương não gần đây.

Những dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ ở trẻ em

Tăng áp lực nội sọ ở trẻ em thường do nguyên nhân bạo hành trẻ em. Những triệu chứng ở trẻ em cũng bao gồm những triệu chứng giống như ở người lớn nhưng có thêm một số dấu hiệu chỉ gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi bởi những bản xương sọ của chúng còn mềm hơn so với trẻ lớn và người trưởng thành nên sẽ có hiện tượng giãn khớp sọ. Tăng áp lực nội sọ còn có thể gây ra thóp phồng ở trẻ.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Chấn thương đầu là nguyên nhân thường gặp nhất của tăng áp lực nội sọ. Những nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Các khối u
  • Đột quỵ
  • Phình mạch
  • Động kinh
  • Co giật
  • Não úng thủy (tích tụ dịch não tủy trong các khoang não)
  • Tổn thương não do tăng huyết áp (xảy ra khi huyết áp tăng không kiểm soát được dẫn đến chảy máu não)
  • Thiếu oxy (nồng độ oxy trong máu giảm)
  • Viêm màng não

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ cần biết một vài thông tin quan trọng về tiền sử bệnh của bạn như chấn thương đầu gần đây hoặc đã được chẩn đoán u não. Họ sẽ thăm khám lâm sàng, đo huyết áp và khám phản xạ đồng tử.

Họ cũng có thể đánh giá áp lực dịch não tủy qua chọc dò dịch não tủy ở phần thắt lưng. Các hình ảnh não thu được qua chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ có thể cần thiết để chẩn đoán xác định.

Chọc dịch não tủy

Điều trị

Mục đích điều trị khẩn cấp nhất là làm giảm áp lực bên trong hộp sọ. Mục đích tiếp theo là điều trị bệnh lí nguyên nhân tiềm ẩn.

Các biện pháp giảm áp hiệu quả bao gồm dẫn lưu dịch não tủy qua nối thông hoặc khoan tạo một lỗ nhỏ ở sọ hoặc qua đường ống sống. Các thuốc có chứa mannitol và nước muối ưu trương có thể làm giảm áp lực vì chúng lấy bớt dịch ra khỏi cơ thể. Vì lo lắng có thể làm cho tăng áp lực nội sọ nặng lên nên bạn có thể được dùng thuốc giảm đau an thần.

Những giải pháp điều trị ít gặp hơn bao gồm:

  • Mở hộp sọ
  • Uống các thuốc gây mê
  • Làm lạnh cơ thể hoặc hạ nhiệt độ

Phòng bệnh

Bạn không thể ngăn chặn được tăng áp lực nội sọ nhưng bạn có thể phòng ngừa được chấn thương đầu. Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hoặc chơi các môn thể thao tương tác. Thắt dây an toàn khi đi xe ô tô và chú ý cài dây cho trẻ.

Té ngã ở nhà cũng là một nguyên nhân thường gặp của chấn thương đầu, đặc biệt là ở người già. Tránh té ngã ở nhà bằng cách giữ sàn khô và sạch sẽ. Nếu cần thiết có thể làm thêm tay vịn.

Tiên lượng

Trì hoãn điều trị hoặc thất bại trong việc giảm áp lực nội sọ có thể gây ra các tổn thương não tạm thời hoặc vĩnh viễn, hôn mê kéo dài và thậm chí là tử vong.

Được tiếp cận với các phương pháp điều trị làm giảm áp lực nội sọ càng sớm thì tiên lượng càng tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chấn thương đầu - phải làm gì?

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm