Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hoạt động thể lực với người mắc bệnh tim mạch - Phần 1

Những người bị bệnh tim mạch đang giai đoạn ổn định về mặt lâm sàng nên duy trì hoạt động thể chất cường độ vừa phải trong 30 phút hoặc nhiều hơn trong hầu hết các ngày trong tuần.

Lợi ích từ hoạt động thể chất thường xuyên cường độ vừa phải cho người bị bệnh tim mạch bao gồm tăng cường sức khỏe tổng quát, giảm các triệu chứng tim mạch, tăng cường chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ bệnh mạch vành, tăng cường khối lượng cơ, và làm giảm tỷ lệ tử vong.

Lợi ích của luyện tập với bệnh tim mạch

Lợi ích của các hoạt động thể chất đối với người bệnh tim mạch vượt xa những rủi ro. Các hoạt động như đi bộ, làm vườn và đạp xe sẽ có hiệu quả tốt và rất ít gây tổn thương cơ xương khớp. Các nguy cơ xảy ra một biến cố tim mạch nghiêm trọng hoặc gây tử vong xảy ra ở những bệnh nhân động mạch vành khi luyện tập có giám sát là 1/117.000 giờ luyện tập (biến cố lớn) và 1/750.000 giờ luyện tập (biến cố gây tử vong). Luyện tập vượt quá thời lượng khuyến nghị và không có giám sát có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch tái phát.

Các hoạt động có cường độ thấp và thời gian tập luyện ngắn, xen kẽ với thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn có thể phù hợp cho những người có các đợt cấp bệnh tim mạch.

Các bài tập có kháng trở cường độ thấp đến trung bình dưới sự giám sát của huấn luyện viên chuyên nghiệp cũng được khuyến nghị.

Chống chỉ định luyện tập

  • Đau thắt ngực không ổn định
  • Suy tim không kiểm soát được
  • Hẹp động mạch chủ nghiêm trọng
  • Tăng huyết áp không kiểm soát được hoặc tăng huyết áp độ 3 (nặng) (ví dụ, huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg)
  • Huyết áp thấp (tâm thu/tâm trương <90/60 mmHg)
  • Nhiễm trùng cấp tính hoặc sốt, hoặc cảm thấy không khỏe do các tình trạng viêm cơ tim cấp tính hoặc viêm màng ngoài tim.
  • Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim
  • Bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết kém (ví dụ, mức đường huyết <6 mmol/L hoặc> 15 mmol/L)

Chống chỉ định tương đối

  • Cảm giác bóp nghẹt, khó chịu hoặc cơn đau điển hình ở giữa ngực hoặc phía sau xương ức lan rộng đến vai, cổ, hàm và/hoặc cánh tay…
  • Chóng mặt, đau đầu nhẹ hoặc cảm thấy không khỏe
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi nhiều bất thường
  • Nhịp tim nhanh đi kèm với cảm giác không khỏe
  • Mệt mỏi quá mức
  • Đau chân làm hạn chế chức năng vận động
  • Những người mắc bệnh tiểu đường có các triệu chứng run rẩy, ngứa ran môi, đói, yếu ớt, nhịp tim nhanh.

Nguyên tắc luyện tập

Nên xây dựng chế độ luyện tập tăng dần cường độ từ thấp đến cường độ khuyến nghị. Quá trình tăng cường độ luyện tập sẽ chậm hơn đối với những người có bệnh lý tim mạch cấp hoặc có bệnh cấp tính kèm theo. Ban đầu, đảm bảo  tần suất luyện tập (số ngày, thời gian mỗi buổi tập) sau đó đảm bảo cường độ luyện tập.

Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên để thu được những lợi ích sức khỏe. Quá trình luyenj tập cần được hỗ trợ theo dõi bởi chuyên gia y tế và phải được đánh giá sức khỏe định kỳ.

Nếu vì lý do nào đó, hoạt động thể chất của bạn bị giảm hoặc ngắt quãng trong vài tuần, bạn nên quay lại tiếp tục với cường độ thấp hơn và trong một thời gian ngắn hơn.

(...) còn tiếp

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng tích cực của luyện tập đến những căn bệnh phổ biến hiện nay

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mja
Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm