Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hóa chất trong sơn móng tay ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Sơn móng tay là một mặt hàng thiết yếu trong ngành công nghiệp làm đẹp và chúng ta thường ít khi để ý đến thành phần cũng như ảnh hưởng của các chất hóa học trong sơn móng tay đối với sức khỏe.

Hiện nay, sơn móng tay vẫn được phân loại là một loại mỹ phẩm vì vậy các quy định xung quanh những thành phần có hại vẫn còn hạn chế. Với những hãng mỹ phẩm lớn, sản phẩm của họ đã được qua kiểm duyệt và có danh sách thành phần rõ ràng. Tuy nhiên, với nhiều loại mỹ phẩm trôi nôi trên thị trường, thành phần của sản phẩm thường không rõ ràng hoặc nồng độ các chất không an toàn trong sản phẩm không được thống kê chính xác.

Tại sao cần phải quan tâm đến sơn móng tay?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sơn móng tay vẫn có thể thấm qua móng tay và cho phép các hóa chất có hại xâm nhập vào cơ thể. Thêm vào đó các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)  cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Với một số người (đặc biệt là trẻ em) có thói quen cắn hoặc nhai móng tay, sơn móng tay có thể dễ dàng bong ra và rơi vào thức ăn, dẫn đến việc chúng ta ăn phải những hóa chất này.

Có những hóa chất nào có trong sơn móng tay?

Trong sơn móng tay có rất nhiều hóa chất cần tránh nhưng có ba hóa chất chính là có hại khi sử dụng lâu dài đó là Formaldehyde, Toluene và Phthalates.

Formaldehyde

Formaldehyde là một thành phần phổ biến trong sơn móng tay truyền thống và có tác dụng làm cứng móng tay. Mục đích chính của formaldehyde là giúp sơn móng tay bền hơn bằng cách liên kết với chất sừng trong móng tay. Nhưng đây cũng là lý do khiến móng tay trở nên giòn và yếu hơn.

Formaldehyde cũng là một hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trên da, mắt, hệ hô hấp và thần kinh. Khi formaldehyde tiếp xúc với da, chất này có thể gây kích ứng và ngấm vào máu. Khi hít phải, formaldehyde có thể gây tổn thương đường hô hấp trên, các nhà khoa học cũng đã công nhân đây là nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư.

Toluene

Toluene là một dung môi có trong sơn bóng, chất làm cứng và chất tẩy sơn móng tay. Toluene từng rất phổ biến trong các sản phẩm làm móng, theo thống kê trước đó có khoảng 50% sản phẩm có chứa chất này. Tuy nhiên hiện nay Toluene không còn được sử dụng trong sơn móng tay vì các nghiên cứu cho thấy những tác động nghiêm trọng của chất này.

Khi hít phải toluene với nồng độ thấp trong thời gian ngắn cũng có thể gây đau đầu, chóng mặt và suy nhược.  Khi tiếp xúc trong thời gian dài Toluene có thể gây tổn thương hệ sinh sản nữ, sảy thai, ảnh hưởng trí nhớ, tổn thương thận và mất thính giác.

Phthalates

Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng trong sơn móng tay để ngăn ngừa sự nứt và vỡ của sơn. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của Phthalates đối với con người. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên động vật gần đây, phthalate đã được phát hiện là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về khả năng sinh sản, như dậy thì sớm, phá vỡ hệ thống nội tiết và gây ra khuyết tật sinh sản. Hiện nay một số nghiên cứu trên con người cũng đã xác nhận những ảnh hưởng này.

Các hóa chất cần tránh khác

Acid metacrylic

Methacrylate Monomers, hoặc MMA được sử dụng rộng rãi trong sơn lót móng tay trong các sản phẩm làm móng chuyên nghiệp và tiêu dùng. MMA có tác dụng phụ là kích ứng da, rối loạn hệ thần kinh trung ương và mất cân bằng sinh sản.

TPHP

TPHP hay còn gọi là TPP, một thành phần trong chất chống cháy đồ nội thất, chất này được sử dụng dể làm chất đánh bóng linh hoạt và bền hơn.  THPH được sử dụng để thay thế cho DPHP (đây là một phthalate, chất này bị loại bỏ vì khả năng gây rối loại nội tiết).

Chưa có nhiều nghiên cứu về TPHP, nhưng một số nghiên cứu cho thấy chất này bị nghi ngờ gây rối loại nội tiết, tăng cân, kháng insulin và gây rối loạn hormone sinh dục ở động vật thực nghiệm.

Benzophenone-1

Benzophenone-1 là một thành phần gây tranh cãi, chất này được chứng minh là an toàn trong một số nghiên cứu. Nhưng một vài nghiên cứu khác lại chỉ ra chất này có liên quan đến ung thư và rối loạn nội tiết.

Sơn móng tay không độc hại

Nhiều thương hiệu hiện nay đang quảng cáo các sản phẩm sơn móng tay không độc hại: 3- không, 5- không hoặc 7- không. Vậy những sản phẩm này là gì?

Sơn móng  tay 3-không: là sản phẩm không chứa Toluene, Formaldehyde và Dibutyl Phthalate (DnBP)

Sơn móng tay 5-không: Là sản phẩm không chứa Camphor, Dibutyl Phthalate, Formaldehyde, Formaldehyde Resin và Toluene.

Sơn móng tay 7-không: là sản phẩm không chứa Toluene, Dibutyl Phthalate (DBP), Formaldehyde, Formaldehyde Resin, Camphor, Ethyl Tosylamide và Xylene.

Mặc dù nguy cơ gây hại từ các hóa chất trong sơn bóng là thấp, nhưng lời khuyên từ tất cả các chuyên gia là nên sử dụng các sản phẩm không có các chất độc tố, cũng như kiểm tra các thành phần trên sơn móng tay trước khi sử dụng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 cách đơn giản để có bộ móng tay khỏe đẹp

Bs. Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

  • 12/09/2024

    5 lợi ích của thực phẩm bổ sung sữa non cho người lớn

    Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.

  • 12/09/2024

    Bạn có đang dị ứng với gia vị hay không?

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.

  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

Xem thêm