Barrett thực quản là tình trạng khi các tế bào bình thường lót phần dưới của thực quản (tế bào vảy) được thay thế bởi một loại tế bào khác (tế bào đường ruột). Hiện tượng này được gọi là chuyển sản ruột, thường là do tế bào vảy tiếp xúc trường diễn với axit dạ dày.
1. Nguyên nhân barrett thực quản
Nguyên nhân chính xác gây bệnh barrett thực quản chưa biết rõ. Thực tế lâm sàng cho thấy hầu hết Barrett thực quản gặp ở người đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản mạn tính.
Người ta còn thấy các yếu tố góp phần tạo nên barrett thực quản bao gồm dịch trong dạ dày bao gồm axit do dạ dày sản sinh, thêm vào đó dịch này có thể có axit mật (mật được sản sinh tại gan) và enzyme (sản sinh bởi tụy), những chất trào ngược từ tá tràng lên dạ dày. Axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản làm tổn thương tế bào vảy thực quản. Nhưng cũng có một số bằng chứng cho thấy, mật và enzyme tụy cùng với axit có thể gây tổn thương nhiều hơn là chỉ có axit đơn thuần.
Ở một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày-thực quản, thực quản phản ứng lại với những tổn thương thường xuyên do dịch axit bằng cách thay đổi loại tế bào lót từ dạng lót sang dạng trụ. Sự chuyển đổi này, gọi là chuyển sản, là một đáp ứng bảo vệ vì biểu mô trụ trong thực quản barrrett thì chịu đựng những tổn thương do acid gây ra tốt hơn là biểu mô lót.
Tuy nhiên, một số ca bệnh được chẩn đoán barrett thực quản chưa từng có dấu hiệu ợ nóng hay axit trào ngược, nên không có nguyên nhân rõ ràng cho barrett thực quản trong những trường hợp này.
2. Barrett thực quản có nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản?
Thực tế lâm sàng cho thấy, barrett thực quản có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản. Barrett đoạn dài (thường lớn 2cm) có nguy cơ cao tiến tiển thành ung thư, Barrett đoạn ngắn thì hiếm khi tiến triển trở thành ung thư.
Mặc dù rủi ro này là tương đối thấp, nhưng bệnh nhân vẫn cần được kiểm tra thường xuyên sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư. Nếu các tế bào tiền ung thư được phát hiện sớm thì có thể được điều trị kịp thời để ngăn ngừa ung thư thực quản.
Các nghiên cứu ghi nhận rằng tần số xuất hiện ung thư thực quản hằng năm đối với bệnh barrett thực quản là 0.5% mỗi năm. Chuyển sản nhẹ 7% tiến triển thành ung thư trong vòng 3-7 năm. Chuyển sản nặng tiến triển thành ung thư với tỉ lệ 22% trong 3-7 năm.
Như vậy, việc tái khám và tuân thủ bác sĩ điều trị là vô cùng quan trọng. Ngoài ra đối với việc phòng ngừa hạn chế nguy cơ mắc barrett thực quản cũng cần được chú trọng.
3. Làm gì để hạn chế mắc barrett thực quản?
Để hạn chế mắc barrett thực quản thì phải kiểm soát chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Những thay đổi trong khẩu phần ăn và sinh hoạt hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ này như:
-Kê chân giường ở phía đầu lên khoảng 30-35cm.
-Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, không để cơ thể quá béo vì thừa cân gây áp lực lên bụng, thúc đẩy dạ dày và làm nặng nề thêm tình trạng dịch dạ dày trào ngược.
-Không ăn quá no trong các bữa ăn. Ăn quá nhiều sẽ làm cho dịch dạ dày dễ trào ngược, gây tình trạng ợ nóng.
-Mặc quần áo thoải mái, tránh mặc đồ quá chật làm tăng áp lực lên bụng, chèn ép dạ dày.
-Tránh ăn đồ cay nóng, các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như: đồ chiên, nướng, hành, tỏi, tránh ăn socola, chất béo….
- Tránh uống rượu bia, nước ép có tính axit như cam hoặc nước ép cà chua, đồ uống có ga
-Sau khi ăn no không nên nằm ngay.
-Không hút thuốc vì làm tăng lượng axit dạ dày.
Người có nguy cơ cao mắc bệnh Barrett thực quản Những đối tượng có nguy cơ bệnh Barrett thực quản thường gặp những vấn đề về sức khỏe sau: -Mắc chứng ợ nóng mạn tính. -Bị trào ngược axit dạ dày. -Người thừa cân. -Người nghiện thuốc lá.
-Người lớn tuổi có sức đề kháng kém. -Nam giới có nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản cao hơn nữ giới. -Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản cao hơn những người thuộc chủng tộc khác. |
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Làm sao để phát hiện barrett thực quản?
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.