Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

Theo nhiều nghiên cứu, vitamin K2 có nhiều tác động tích cực tới hệ xương cũng như bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Phân biệt các dạng vitamin K2

Vitamin K2 được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 2 loại vitamin K2 quan trọng nhất thường được nhắc đến là MK-4 và MK-7. Mặc dù hai chất dinh dưỡng này đều là menaquinone, nhưng có một số khác biệt đáng kể trong cấu trúc của chúng ảnh hưởng đến thời gian tồn tại trong cơ thể.

MK-4 được tổng hợp từ K1, thời gian bán hủy của MK4 ngắn do vậy tác dụng không duy trì được lâu dài và phải bổ sung nhiều lần trong ngày.

MK7 là loại vitamin K2 được sản xuất ra bởi sự lên men của vi khuẩn có trong đậu nành. MK-7 có chu kỳ bán hủy dài trong cơ thể (khoảng 72 giờ sau khi uống).

Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh - 1

Vitamin K2 có 2 nhóm phổ biến là MK-4 và MK-7.

(Ảnh: Pinterest)

Vai trò của vitamin K2 MK-4 và K2 MK-7

MK-4 có cấu trúc nhỏ hơn MK-7 và có cấu trúc gần giống với vitamin K1. Cả MK-4 và KK-7 đều được sử dụng để kích hoạt các protein đông máu trước khi được sử dụng cho sức khỏe xương. Tuy nhiên, MK-4 dễ dàng bị đào thải khỏi máu trong vòng tối đa 6-8 giờ.

Giống như MK-4, MK-7 sẽ được sử dụng đầu tiên để kích hoạt các yếu tố đông máu nếu có nhu cầu. MK-7 còn lại sau đó sẽ tiếp tục hỗ trợ sức khỏe xương.

Trong khi MK-4 dễ bị đào thải thì do cấu trúc lớn hơn, MK-7 có thể tồn tại trong cơ thể trong vài ngày.

Điều này không chỉ giúp xương có nhiều thời gian hơn để sử dụng MK-7 nhận được từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung, mà còn cho phép cơ thể tích lũy MK-7 để duy trì hoạt động của Osteocalcin và protein GLA mọi lúc.

Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh - 2

Vai trò của vitamin K2 - MK7 với xương và tim mạch.

(Ảnh: LineaBon)

Như vậy, MK-7 là dạng vitamin K2 vượt trội hơn để hỗ trợ sức khỏe xương, đồng thời có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch do canxi lắng đọng.

Cách bổ sung vitamin K2

Vitamin K2 chủ yếu được tìm thấy trong một số loại thịt và các loại thực phẩm lên men như đậu tương lên men, kim chi, dưa muối..., đây là những thức ăn không được lựa chọn để sử dụng thường xuyên.

Nguồn thực phẩm được biết đến có chứa MK-7 để chăm sóc nhu cầu sức khỏe xương là sản phẩm đậu nành lên men của Nhật Bản - Natto. Natto chứa 380 microgam MK-7 trong 1,4 ounce.

Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh - 3

Vitamin K2 có nhiều trong thực phẩm lên men.

(Ảnh: Pinterest)

Với trẻ em, nếu nguồn cung cấp vitamin K2 từ thực phẩm không khả thi thì có thể bổ sung vitamin K2 qua dạng tinh chất, siro, viên nhai phù hợp. Hiệu quả của vitamin K2 sẽ được nâng cao khi kết hợp cùng vitamin D3. Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu trong tương lai, tuy nhiên việc đáp ứng đủ nhu cầu vitamin K2 hàng ngày hứa hẹn góp phần hỗ trợ cải thiện sức khỏe của xương và tim mạch nói riêng, sức khỏe tổng thể nói chung.

Việc bổ sung vitamin K2 là cần thiết để hỗ trợ quá trình phát triển xương, ngăn ngừa nghịch lý canxi, tăng cường sức khỏe tổng thể. Liều lượng vitamin K2 cho trẻ thường được khuyến nghị dựa trên tuổi và nhu cầu phát triển xương. Các nghiên cứu trên Thư viện y khoa Hoa Kỳ cho thấy rằng 45-50 mcg/ngày MK-7 là mức tiêu thụ phù hợp cho trẻ em. Thông thường, các sản phẩm kết hợp D3 và K2 đã có liều lượng thích hợp cho trẻ.

Ngoài ra, vitamin K2 là hợp chất tan trong chất béo, vì vậy thời điểm lý tưởng để cho trẻ bổ sung vitamin K2 là cùng hoặc sau bữa ăn sáng để tăng cường hấp thụ.

Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển xương cũng như bảo vệ sức khỏe tim mạch, cần kết hợp bổ sung vitamin D3 cùng vitamin K2. Bộ đôi này giúp hấp thu tối đa canxi, đồng thời ngăn chặn canxi lắng đọng tại các vị trí cơ thể không mong muốn như mô mềm, thành mạch.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ.

Trường Thịnh - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

Xem thêm