Gãy xương là chấn thương hay gặp ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Trẻ em có nguy cơ gãy xương cao hơn người lớn do xương của trẻ còn mềm và đang trong quá trình phát triển. Để phòng ngừa gãy xương, cha mẹ thường nghĩ đến bổ sung Canxi, một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sức khỏe của xương. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin K2 mới thực sự là bước đột phá quan trọng trong phòng chống gãy xương, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Vitamin K2 kích hoạt các Protein phụ thuộc vitamin K, hỗ trợ nhiều chức năng sinh học, bao gồm khoáng hóa xương, tăng độ bền mạch máu, cải thiện chức năng nội mô, duy trì răng chắc khỏe, phát triển não bộ, duy trì sức khỏe khớp và cân nặng cơ thể tối ưu. Vitamin K2 phần lớn được sản xuất bởi vi khuẩn thông qua quá trình lên men. Đây là lý do tại sao thực phẩm lên men như natto (đậu nành lên men) là nguồn cung cấp vitamin K2 dồi dào.
Đọc thêm: Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?
Vitamin K2 kích hoạt mạnh mẽ tế bào tạo xương (Osteoblast)
Tế bào tạo xương Osteoblast sản xuất Osteocalcin - có khả năng gắn kết Canxi vào cấu trúc xương hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tạo xương và cải thiện mật độ xương. Thêm vào đó, vitamin K2 hỗ trợ sự biệt hóa và hoạt động của Tế bào tạo xương, giúp tăng cường khả năng tạo xương mới. Vì vậy, sự hiện diện đầy đủ của vitamin K2 trong cơ thể góp phần tối ưu hóa chức năng của Tế bào tạo xương, đóng góp đáng kể vào việc duy trì và cải thiện cấu trúc xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Nghiên cứu đã chứng minh tăng tiêu thụ vitamin K2 làm tăng độ bền và cấu trúc xương, tăng mật độ khoáng chất của xương, do đó làm giảm nguy cơ gãy xương.
Nghiên cứu của tác giả Popko và cộng sự được tiến hành với 2 nhóm trẻ, nhóm 1 gồm 20 trẻ bị gãy xương do xương yếu (*), nhóm 2 gồm 19 trẻ khỏe mạnh làm đối chứng. Cả 2 nhóm trẻ được làm xét nghiệm tỷ lệ phần trăm dạng hoạt động của osteocalcin (UCR) để đánh giá tình trạng vitamin K trong cơ thể. Kết quả cho thấy, nhóm trẻ bị gãy xương có nồng độ vitamin K thấp hơn so với nhóm trẻ khoẻ mạnh. Nghiên cứu cũng kết luận trẻ bị thiếu vitamin K có nguy cơ gãy xương tăng khoảng 78,3 lần so với trẻ có đủ vitamin K.
*Gãy xương do xương yếu (low-energy fractures) là tình trạng gãy xương xảy ra do lực tác động rất nhỏ, thường nhỏ hơn so với mức lực cần thiết để gây ra gãy xương ở người khỏe mạnh. Đây là các gãy xương thường xảy ra trong những tình huống như ngã từ độ cao bằng chiều cao cơ thể hoặc thậm chí tác động nhẹ, như vấp ngã trong khi đi bộ.
Nghiên cứu của van Summeren và cộng sự nhằm đánh giá tác động của việc bổ sung vitamin K2 (dạng MK-7) đối với sức khỏe xương ở trẻ em khỏe mạnh trước tuổi dậy thì. 55 trẻ em tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm, một nhóm được bổ sung 45μg MK-7 hàng ngày và nhóm còn lại dùng giả dược trong 8 tuần. Kết quả cho thấy ở nhóm bổ sung MK-7, nồng độ Osteocalcin chưa carboxyl hóa (ucOC) trong máu giảm, tỷ lệ ucOC:cOC (UCR) cải thiện, và nồng độ MK-7 trong máu tăng, trong khi nhóm dùng giả dược không có thay đổi đáng kể. Nghiên cứu kết luận rằng việc bổ sung một lượng vừa phải MK-7 có thể làm tăng nồng độ MK-7 trong máu và cải thiện quá trình carboxyl hóa Osteocalcin ở trẻ em khỏe mạnh, điều này có tác dụng tăng cường độ chắc khỏe của xương cũng như thúc đẩy phát triển xương. Kết quả của nghiên cứu mở ra triển vọng cho các chiến lược dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe xương ở lứa tuổi này.
Những phát hiện từ nghiên cứu về vitamin K2 đã mang lại một cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn về việc chăm sóc sức khỏe xương cho trẻ em. Khi mà các nghiên cứu tiếp tục được thực hiện, chúng ta càng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin K2, không chỉ để dự phòng gãy xương mà còn để hỗ trợ sự phát triển toàn diện xương của trẻ.
Việc kết hợp vitamin K2 với các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin D và canxi có thể sẽ trở thành chiến lược chủ chốt trong việc bảo vệ sức khỏe xương cho trẻ em, đảm bảo cho các em một nền tảng vững chắc để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Đọc thêm: Có hay không tình trạng thừa vitamin K2?
Lời khuyên từ chuyên gia
Không chỉ hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao, vitamin K2 còn giúp tăng cường mật độ xương và giảm đáng kể nguy cơ gãy xương do xương yếu.
Bổ sung vitamin K2 có thể thực hiện qua việc tăng cường các thực phẩm như đậu nành lên men, hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin K2 phù hợp.
Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, phụ huynh nên chú ý bổ sung đầy đủ vitamin K2 cùng với các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin D và canxi trong chế độ ăn hàng ngày.
Tài liệu tham khảo
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15877910/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/13129988/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29882816/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8774117/.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.