Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các nguyên nhân chính của việc bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thiếu hụt vitamin K2 ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
Tình trạng thiếu hụt vitamin K, trong đó có vitamin K2 rất phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới, không chỉ ở các trẻ trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi.
Tình trạng thiếu vitamin K, trong đó có vitamin K2 ở lứa tuổi này do các yếu tố chính bao gồm thiếu hụt nội sinh và ngoại sinh, và rất cần can thiệp sớm để giảm thiểu nguy cơ thiếu vitamin K của trẻ. Với Yếu tố nội sinh: bản thân trẻ trong giai đoạn đầu đời chưa tự tổng hợp được lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể do chức năng cơ quan chưa hoàn thiện. Với Yếu tố ngoại sinh: lượng vitamin truyền qua nhau thai hay sữa mẹ là rất ít, do đó trẻ không được cung cấp đủ nhu cầu vitamin K của cơ thể, ngay cả trong thời gian bào thai cũng như trong 6 tháng đầu bú sữa mẹ.
Theo các hướng dẫn khoa học hiện nay, trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần được tiêm vitamin K (vitamin K1) sớm trong 6 giờ sau khi sinh nhằm ngăn ngừa tình trạng chảy máu nguy hiểm, và bổ sung vitamin K2 để hỗ trợ điều hòa canxi trong cơ thể, giúp phát triển xương và chiều cao tối ưu.
Sự cần thiết của bổ sung vitamin K2 cho trẻ bú mẹ
Sau khi sinh, bộ xương của trẻ dần được khoáng hóa và phát triển rất nhanh. Nếu thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết – đặc biệt là vitamin D và K2 – quá trình này bị khiếm khuyết và dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý. Bổ sung vitamin K2 giúp xương phát triển tốt là cần thiết, giúp trẻ có bộ xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tối ưu.
Vitamin K2 hoạt động như một đồng yếu tố thiết yếu cho enzyme gamma-glutamyl carboxylase – loại enzyme tạo điều kiện cho quá trình carboxyl hóa các protein phụ thuộc vitamin K, bao gồm osteocalcin – một loại protein được tổng hợp bởi các tế bào tạo xương (nguyên bào xương). Quá trình carboxyl hóa osteocalcin đóng vai trò quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương bằng cách liên kết các ion canxi với khung xương, từ đó làm tăng cường sức mạnh của xương và tính toàn vẹn của cấu trúc xương.
Vitamin K2 cũng được chứng minh là ảnh hưởng đến các marker chu chuyển xương, phản ánh thông qua các quá trình động của quá trình hình thành và tiêu xương. Vitamin K2 thúc đẩy sự tích tụ collagen trong cấu trúc xương, góp phần tăng thêm tính linh hoạt và khả năng phục hồi của xương.
Việc bổ sung canxi không đúng cách có thể lắng đọng vào canxi trong mạch máu, tạo ra các mảng bám tại thành mạch thay vì được liên kết vào xương cho mục đích tăng cường cấu trúc và sức khỏe của xương. Lượng Vitamin K2 đầy đủ giúp kích hoạt osteocalcin, đưa canxi ra khỏi mạch máu để gắn vào xương, giúp tăng mật độ khoáng xương, duy trì khối lượng xương đầy đủ.
Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo rằng, bổ sung vitamin K2 đặc biệt là dạng MK-7 là một cách thức hiệu quả để bù đắp sự thiếu hụt vitamin K2 trong cơ thể trẻ. Một ưu điểm nổi bật của MK-7 so với MK-4 chính là thời gian bán hủy dài hơn và tính sinh khả dụng cao hơn. Với thời gian bán hủy dài hơn (khoảng 3 ngày của MK-7 so với 2 giờ của MK-4), việc bổ sung sẽ trở dễ dàng hơn, giảm thiểu số liều và hàm lượng của mỗi liều bổ sung. Điều này cũng trở nên phù hợp cho một sản phẩm bổ sung khi tính sinh khả dụng của MK-7 cao hơn so với MK-4, giúp vitamin hấp thu nhanh trong máu ngay từ một lượng nhỏ và duy trì ổn định, bền bỉ trong cơ thể. Bên cạnh đó, lịch sử sử dụng an toàn, hiệu quả cao ở trẻ em đã được chứng minh tại các nghiên cứu trong nhiều năm cũng là một lợi thế nổi bật của MK7.
Lời khuyên của Chuyên gia dinh dưỡng
Việc bổ sung vitamin K được coi là an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay chưa có khuyến nghị nào về giới hạn liều cao hay mức độ gây độc khi bổ sung vitamin K nói chung và vitamin K2 nói riêng trên toàn thế giới.
Với sự an toàn như vậy, các bậc phụ huynh có thể yên tâm khi bổ sung vitamin K nói chung và vitamin K2 nói riêng cho trẻ. Bổ sung vitamin K2 giúp trẻ tăng tiềm năng trong phát triển hệ xương, đặc biệt khi kết hợp với vitamin D3 trong việc hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu.
Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu vitamin K2 có thể kể đến như đậu nành lên men (Natto), các loại thịt cá, trứng gà, các sản phẩm từ sữa có thành phần chất béo cao từ bò, gan động vật… Đây là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp để bổ sung cho cơ thể đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
TLTK
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?