Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hãy giúp con tăng chiều cao trước khi quá muộn

Nhiều cha mẹ chưa áp dụng đúng phương pháp chăm sóc chiều cao cho con ở từng giai đoạn phát triển, đến khi con bước vào độ tuổi 19 - 20 mới vội vã tìm cách cải thiện thì đã muộn. Biết được thời điểm ngừng cao của con, phụ huynh sẽ có cách đầu tư chính xác để con cao lớn vượt trội.

Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao

Phát triển chiều cao là một hành trình dài. Thông thường, chiều cao con người sẽ liên tục tăng trưởng trong khoảng 18 - 20 năm đầu tiên của cuộc đời. Như vậy, sau khi kết thúc dậy thì (10 - 16 tuổi với nữ, 12 - 18 tuổi với nam), chiều cao bắt đầu phát triển chậm lại và ngừng hẳn vào khoảng 20 tuổi.

Chiều cao có thể tăng lên là do sự phát triển của phần sụn tăng trưởng nằm ở giữa các đầu xương. 18 - 20 tuổi là thời điểm phần sụn này đóng lại, chiều cao không thể phát triển thêm nữa. Các phương pháp tăng chiều cao sau tuổi dậy thì chỉ được áp dụng thành công nếu phần sụn này còn mở/hoạt động.

Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở mỗi người có sự khác nhau, tùy vào cơ địa, môi trường sống, chế độ sinh hoạt. Nam giới dậy thì muộn hơn nên có khả năng tăng chiều cao đến năm 22 tuổi, tuy nhiên mức tăng sau dậy thì khá chậm.

Lớp sụn tăng trưởng giúp xương dài ra.

3 giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao không thể bỏ qua

Bào thai

Ở giai đoạn này, khung xương bắt đầu hình thành và phát triển nhanh. Mẹ cần chú ý dinh dưỡng ở thời điểm này để thai nhi khỏe mạnh, có nền tảng vững chắc để phát triển chiều cao sau này.

3 năm đầu đời

Sau 3 năm đầu đời, trẻ có thể tăng đến 45cm chiều cao. Kết quả này phụ thuộc vào chiều cao của con khi vừa chào đời cùng chế độ ăn đủ chất bên cạnh sữa mẹ.

Dậy thì

Đây là giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng diễn ra mạnh mẽ nhất quyết định chiều cao của con khi trưởng thành. Cha mẹ đừng bỏ lỡ giai đoạn này, áp dụng các mẹo tăng chiều cao, đầu tư dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để con cao hết tiềm năng.

Những lưu ý giúp con tăng chiều cao

Chú trọng dinh dưỡng

Trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, dinh dưỡng chiếm đến 32%. Bên cạnh việc cho con ăn uống đủ bữa, đủ chất, cha mẹ cần tăng cường các loại thực phẩm chứa dưỡng chất có lợi cho chiều cao trong bữa ăn hằng ngày.

Khuyến khích trẻ vận động

Thói quen vận động tác động 20% đến khả năng phát triển chiều cao. Thường xuyên tập thể dục, chơi các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, bóng chuyền... giúp thúc đẩy tăng trưởng, rèn luyện hệ xương khớp chắc khỏe. Cha mẹ hãy cố gắng duy trì 30 - 45 phút cho con vận động mỗi ngày.

Luyện tập thể thao mỗi ngày thúc đẩy xương phát triển.

(Ảnh minh họa)

Chăm sóc giấc ngủ

Theo nhiều nghiên cứu, 90% sự phát triển của xương diễn ra khi con nghỉ ngơi, nhất là lúc ngủ. Đặc biệt khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu giấc, nội tiết tố tăng trưởng được liên tục sản sinh từ tuyến yên chính là yếu tố cần thiết cho hệ xương khớp phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, một giấc ngủ đúng giờ (trước 22h) và đủ giấc từ 8 - 10 tiếng là điều kiện để con yêu phát triển toàn diện.

Sử dụng thực phẩm bổ sung

Cuộc sống hiện đại bận rộn, cha mẹ không có nhiều thời gian để nấu nướng, chăm sóc bữa ăn cho con được trọn vẹn. Việc sử dụng thêm sản phẩm bổ sung là phương án cần thiết bên cạnh dinh dưỡng từ bữa ăn hằng ngày. Những sản phẩm này cung cấp thêm các dưỡng chất quan trọng nuôi dưỡng xương khớp và kích thích sự tăng trưởng diễn ra mạnh mẽ. Từ đó con yêu dễ dàng đạt được chiều cao tối ưu khi trưởng thành.

Cha mẹ cần đầu tư đúng thời điểm để con có cơ hội sở hữu chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Đừng đợi đến độ tuổi ngừng phát triển chiều cao mới tìm cách… tăng chiều cao. Nhanh chóng xây dựng một kế hoạch phát triển chiều cao khoa học, phù hợp với thể trạng, tập trung bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao là việc cha mẹ cần làm ngay hôm nay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn nên ngủ trưa bao lâu mỗi ngày để giữ cho bộ não khỏe mạnh?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm