Thời gian ngủ khuyến nghị theo độ tuổi
Giấc ngủ giúp kích thích sản sinh nội tiết tố tăng trưởng trong máu, hồi phục cơ-xương-khớp sau một ngày dài vận động. Từ khi chào đời đến khi sụn tiếp hợp cốt hóa hoàn toàn (khoảng 20 tuổi), trẻ cần được đáp ứng thời lượng giấc ngủ tối ưu theo từng giai đoạn.
National Sleep Foundation đã công bố thông tin khuyến nghị về thời lượng giấc ngủ sau 9 tháng nghiên cứu với sự quy tụ của 18 chuyên gia từ các lĩnh vực khoa học và y khoa.
Điều gì xảy ra với chiều cao khi giấc ngủ không được đảm bảo thời lượng và chất lượng?
Nghiên cứu về mối tương quan giữa giấc ngủ và nội tiết tố tăng trưởng lần đầu được công bố vào năm 1968 bởi nhóm tác giả Takahashi, Kipnis, Daughaday. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện lấy mẫu máu của nhóm tình nguyện viên trước-và-trong 10 tiếng ngủ. Kết quả nghiên cứu được tóm lược bởi biểu đồ sau:
Báo cáo Growth Hormone Production During Sleep, nhóm tác giả (1968)
Trong giấc ngủ sâu, có những thời điểm nồng độ nội tiết tố tăng trưởng tăng gấp 10 lần so với mức thông thường. Dựa vào biểu đồ trên, điểm cực đại của nồng độ nội tiết tố tăng trưởng trong máu rơi vào giai đoạn ngủ sâu tại thời điểm 11h đêm.
Nếu thức quá khuya, cơ thể sẽ bỏ qua giai đoạn tăng sinh nội tiết tố tăng trưởng đã đề cập phía trên. Điều này khiến quá trình phát triển thể trạng và chiều cao bị ảnh hưởng. Bởi lẽ, nội tiết tố tăng trưởng đóng vai trò quan trọng cho việc kích thích hoạt động của 25-hydroxyvitamin D-1α-hydroxylase để tăng cường hấp thu Canxi và Photphat tại thành ruột. Tại ống thận, nội tiết tố này cũng tối ưu quá trình hấp thụ Photphat giúp phát triển thể trạng và tăng chiều cao. Nói cách khác, những thông tin về cách tăng chiều cao khi ngủ là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Giấc ngủ là thời điểm để cơ bắp, dây chằng, xương, sụn nghỉ ngơi, sửa chữa và tái tạo. Ngủ không đủ giấc khiến hệ cơ-xương-khớp chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, cản trở sự phát triển thể trạng. Hơn vậy, thiếu ngủ còn là nguyên nhân chính khiến cơ thể thiếu sức sống, không có đủ năng lượng và tâm trạng để vận động, học tập hiệu quả.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ là điều kiện bắt buộc để chiều cao phát triển hết tiềm năng.
(Ảnh minh họa)
Cách chăm sóc giấc ngủ để tăng chiều cao dễ áp dụng
Để chiều cao con yêu có thể phát triển đạt chuẩn, đừng bỏ qua những lưu ý sau nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ mỗi ngày:
Sắp xếp thời gian ngủ hợp lý
Cơ thể cần ngủ trước 10h tối và duy trì đều đặn mỗi ngày để thiết lập đồng hồ sinh học thói quen cho giấc ngủ.
Chú trọng chất lượng không gian ngủ
Nhiệt độ phù hợp; chất lượng giường đệm thoải mái; ánh sáng vừa đủ và không có tiếng động ồn ào là 4 yếu tố cần đảm bảo để đảm bảo chất lượng không gian cho giấc ngủ.
Lưu ý tư thế ngủ
Nằm ngửa, gối đầu cao vừa phải là tư thế ngủ tăng chiều cao được khuyến khích để giảm những áp lực không đáng có lên hệ cơ-xương-khớp, đồng thời tạo tư thế thoải mái để chiều cao phát triển khi ngủ.
Chú trọng dinh dưỡng hỗ trợ điều hòa giấc ngủ
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là thời kì dậy thì, tâm sinh lý có nhiều chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
Những thay đổi nội tiết trong cơ thể sẽ ổn định hơn khi được bổ sung các dưỡng chất tốt cho trí não và giấc ngủ.
Chính bởi tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của chiều cao, hiện nay trong các sản phẩm bổ sung hỗ trợ phát triển chiều cao, ngoài dưỡng chất tập trung nuôi dưỡng xương như Canxi, Collagen Type II, Vitamin D3 thì nhóm dưỡng chất có lợi cho giấc ngủ cũng đã được chú trọng hơn trước. Phụ huynh có thể dễ dàng chọn lựa được phương án chăm sóc chiều cao và thể trạng phù hợp nhất với con mình.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thật về “thuốc tăng chiều cao”.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.