Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em

Chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ là vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như sức khỏe của trẻ.

Chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân, khiến cha mẹ lo ngại vì sự thấp lùn của con mình. Việc tầm soát, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ở "giai đoạn vàng" sẽ giúp cải thiện quá trình thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ.

Dưới đây là những nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ

Nguyên nhân do thiếu hormone tăng trưởng

Theo nghiên cứu các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng ở trẻ, thì tỉ lệ thiếu hormone tăng trưởng ước tính chỉ chiếm khoảng 1/4.000 - 1/10.000 trẻ, nhưng lại là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chậm tăng trưởng. Hormone tăng trưởng được bài tiết bởi tuyến yên. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải bệnh như: U hạ đồi tuyến yên, chấn thương đầu, phẫu thuật não, nhiễm trùng thần kinh, chiếu xạ vùng sọ, vùng hầu họng và hốc mắt… Một số trường hợp thiếu hormone tăng trưởng không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân do chậm tăng trưởng trong bào thai

Những thai nhi sinh ra có cân nặng thấp < 2500 gram. Có khoảng 10% trẻ có cân nặng thấp khi sinh không tăng trưởng kịp trẻ cùng tuổi và giới lúc 2 tuổi.

Nguyên nhân do các bệnh lý

Trẻ mắc một số bệnh lý mạn tính tại thận như: Suy thận mạn, thận hư. Bệnh tim bẩm sinh, suy tim. Bệnh lý gan mật, rối loạn chuyển hóa… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Ngoài ra các hội chứng Turner, Down, Prader - Willi… cũng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em.

Nguyên nhân do thiếu máu

Một số bệnh lý thiếu máu như thiếu máu huyết tán, thiếu máu do thiếu sắt… cũng làm cho trẻ chậm phát triển chiều cao.

Nguyên nhân do dinh dưỡng kém

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao.

Nguyên nhân do suy tuyến giáp

Hormone tuyến giáp tác động trực tiếp lên sự phát triển thể chất và tâm thần của trẻ. Khi tuyến giáp tiết không đủ hormone này có thể gây chậm tăng trưởng chiều cao

Nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em - Ảnh 3.

Chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ là vấn đề cha mẹ thường lo lắng.

(Ảnh minh hoạ)

Trẻ phát triển thế nào là bình thường?

Thông thường chiều cao bình thường của trẻ được tính như sau. Với trẻ mới sinh, chiều cao từ 48 - 52 cm, trung bình là 50 cm. Trong năm đầu đời của trẻ, bé sẽ tăng khoảng 20 - 25 cm. Tuy nhiên, đến năm 1 - 4 tuổi thì chiều cao của trẻ tăng trung bình 10 - 12cm mỗi năm.

Và tương tự từ năm trẻ 4 - 11 tuổi sẽ tăng trung bình 5 - 8 cm mỗi năm. Đến tuổi dậy thì, sự tăng chiều cao của trẻ sẽ vượt bậc, ở trẻ gái tăng khoảng 6 - 10 cm mỗi năm và trẻ trai tăng từ 6,5 - 11 cm mỗi năm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng trưởng

Nếu có các dấu hiệu chưa tăng so mới mức bình thường, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu ước lượng khác như: Trẻ thấp hơn các bạn cùng lớp, cùng độ tuổi; Trẻ thấp hơn anh chị em ruột ở cùng tuổi. Quần áo con mặc rất lâu chật và ngắn hoặc đối với trẻ trên 4 tuổi tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm < 5cm/năm... nên cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa để được tư vấn.

Lời khuyên thầy thuốc

Việc theo dõi chiều cao của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng của các bố mẹ là rất cần thiết. Điều này giúp bố mẹ biết được chiều cao và sự tăng trưởng của con có bình thường hay không. Với trẻ thiếu hormone tăng trưởng thì điều trị càng sớm càng tốt, trẻ vẫn có thể bắt kịp tăng trưởng của trẻ bình thường. 

Trẻ thiếu hormone tăng trưởng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hầu như sẽ đạt được chiều cao tối đa lúc trưởng thành theo di truyền của từng trẻ. Bất kỳ thời điểm nào, nếu thấy trẻ phát triển chiều cao thấp hơn giới hạn bình thường và tốc độ tăng trưởng chậm, gia đình nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết Nhi hoặc dinh dưỡng để xác định chẩn đoán và nguyên nhân.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo 1000 ngày đầu đời được tính từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.

Tuy nhiên, ngoài những trẻ đạt được các mốc chiều cao phù hợp với độ tuổi thì còn rất nhiều trẻ chưa đạt chuẩn chiều cao, thậm chí là kém tăng trưởng, thấp hơn nhiều so với con số cần có.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giúp trẻ tăng chiều cao ở tuổi dậy thì.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 10/12/2023

    2 thực phẩm nên có sẵn tại nhà trong mùa cúm

    Thời tiết chuyển mùa với nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn khiến nhiều người bị bệnh cúm tấn công. 2 thực phẩm dễ kiếm trong nhà bếp sau đây có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch, phòng bệnh chủ động lúc giao mùa.

  • 10/12/2023

    Chăm sóc da mùa Đông nhờ chế độ ăn uống

    Da khô, dễ kích ứng và bong tróc là tình trạng thường gặp trong thời tiết mùa Đông. Chế độ ăn uống với thực phẩm tốt cho da có thể giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ bên trong.

  • 10/12/2023

    10 thói quen tốt cho sức khỏe nên thực hiện hàng ngày

    Để bảo vệ hệ miễn dịch trong mùa cúm cuối năm, bạn nên chủ động dành ra 10 phút mỗi ngày thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe.

  • 10/12/2023

    Probiotic có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn không?

    Probiotic là vi sinh vật sống, một số loài có trong cơ thể, một số được bổ sung từ thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm lên men như sữa chua. Probiotic được gọi là lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, thậm chí là chống lại các tế bào gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các thông tin xoay quanh probiotic.

  • 09/12/2023

    Chăm sóc trẻ viêm mũi họng thế nào để hạn chế tái đi tái lại?

    Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?

  • 09/12/2023

    Tránh 4 sai lầm này khi điều trị tay chân miệng

    Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.

  • 09/12/2023

    Những sai lầm về dinh dưỡng cản trở sự phát triển cơ bắp

    Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.

  • 09/12/2023

    Triệu chứng ung thư tụy

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.

Xem thêm