Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thân nhiệt bình thường cho từng đối tượng

Bài viết này sẽ cung cấp phạm vi nhiệt độ thông thường của người lớn, trẻ em và những người đang mang thai cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể; đồng thời đưa ra lời khuyên khi nào bạn cần đi khám.

Nhiệt độ cơ thể trung bình của người trưởng thành là khoảng 37°C, nhưng nhiệt độ cơ thể của từng cá nhân có thể khác nhau. Các yếu tố như tuổi tác và mức độ hoạt động có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể bình thường của bạn. Bên cạnh đó, cách đo nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Thân nhiệt

Các chỉ số nhiệt độ cơ thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí đo trên cơ thể. Ví dụ, đo nhiệt độ ở trực tràng cao hơn khi đo ở miệng, trong khi đo nhiệt độ ở nách có xu hướng thấp hơn. Chỉ số nhiệt độ cơ thể cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tuổi tác
  • Thời điểm trong ngày, thường thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất vào cuối buổi chiều
  • Hoạt động gần đây
  • Lượng thức ăn và chất lỏng bạn nạp vào

Nhiệt độ bình thường ở người lớn

Theo các đánh giá, nhiệt độ cơ thể trung bình của người trưởng thành là khoảng 36,59°C. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nhiệt độ cơ thể trung bình của người trưởng thành khi đo ở miệng rơi vào khoảng 36,24 - 37°C.

Nhiệt độ cơ thể trung bình có thể khác nhau tùy theo nhân khẩu học. Một nghiên cứu của gần 35.500 người cho thấy rằng người lớn tuổi có nhiệt độ thấp nhất và phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiệt độ cao hơn nam giới da trắng.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Ví dụ, những người có tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) thường có nhiệt độ thấp hơn, trong khi những người bị ung thư có nhiệt độ cao hơn.

Nhiệt độ cơ thể khi bị sốt:

  • Từ 38°C là sốt
  • Trên 39,5°C là sốt cao
  • Trên 41°C là sốt rất cao

Đọc thêm bài viết: Tại sao bạn có thể tăng cân sau khi tập thể dục?

Nhiệt độ bình thường ở trẻ em

Nhiệt độ cơ thể trung bình của trẻ em là khoảng 36,4°C, nhưng nhiệt độ này có thể thay đổi. Cũng như người lớn, trẻ có nhiệt độ trên 38°C có thể cho thấy trẻ bị sốt.

Nhiệt độ bình thường ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn so với trẻ lớn hơn và người lớn. Nhiệt độ cơ thể trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 37,5°C. Nhiệt độ của trẻ sơ sinh cao hơn vì chúng có diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn so với trọng lượng cơ thể. Cơ thể của trẻ cũng hoạt động trao đổi chất nhiều hơn, tạo ra nhiệt. Cơ thể trẻ sơ sinh không điều nhiệt tốt như cơ thể người lớn. Trẻ đổ mồ hôi ít hơn khi trời nóng, nghĩa là cơ thể trẻ giữ nhiệt nhiều hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể khó hạ nhiệt hơn khi bị sốt.

Nhiệt độ bình thường khi mang thai

Khi mang thai, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản sẽ tăng lên. Điều này có nghĩa là cơ thể tạo ra nhiều nhiệt hơn. Một nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cơ thể đạt đỉnh ở 35,6 - 37,5°C vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Nhiệt độ cơ thể trung bình đạt thấp nhất khoảng 35,3 - 37,3°C ngay sau tuần thứ 33.

Cách đo nhiệt độ cơ thể

Có rất nhiều loại nhiệt kế có sẵn.

Nhiệt kế thông thường

Nhiệt kế điện tử có thể đưa ra kết quả nhiệt độ chính xác. Một người có thể sử dụng chúng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

  • Đo trực tràng: Nhiệt kế trực tràng chuyên dụng là một lựa chọn phổ biến để đo nhiệt độ của trẻ nhỏ. Bạn nên làm sạch và bôi trơn phần cuối của các thiết bị này trước khi đưa chúng vào hậu môn. Thiết bị sẽ cảnh báo người dùng khi có kết quả và có thể tháo ra an toàn.
  • Đo bằng miệng: Nhiệt kế điện tử tiêu chuẩn rất đơn giản để sử dụng đo nhiệt độ ở miệng.  Đầu tiên, bạn cần đảm bảo đầu thiết bị sạch sẽ. Sau đó, bạn đặt đầu của nhiệt kế dưới lưỡi về phía sau miệng và ngậm môi lại. Thiết bị sẽ đưa ra chỉ số kết quả hiển thị trên màn hình tích hợp.
  • Đo nách: Bạn có thể đặt nhiệt kế ở nách, sau đó, cánh tay phải giữ chặt vào cơ thể để đảm bảo kết quả chính xác. Đây là một lựa chọn không xâm lấn để đo nhiệt độ cho trẻ.

Đọc thêm bài viết: Lựa chọn đồ uống giải nhiệt cho mùa hè

Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại có thể đo nhiệt độ ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, những phương pháp này không chính xác như các phương pháp khác. Mọi người có thể sử dụng nhiệt kế đo màng nhĩ để đọc kết quả đo từ ống tai. Để sử dụng, bạn cần:

  • Nhét đầu của thiết bị vào tai
  • Căn chỉnh thiết bị đúng với ống tai
  • Kích hoạt thiết bị cho đến khi nhiệt kế cho ra kết quả

Nhiệt kế tạm thời sử dụng tín hiệu hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể. Người dùng thường sẽ giữ nhiệt kế cách trán vài cm và đợi thiết bị đưa ra kết quả. Một nghiên cứu đã kết luận rằng mặc dù các phép đo trán và tai là các lựa chọn sàng lọc khả thi, không gây chấn thương cho trẻ sơ sinh, nhưng chúng vẫn không chính xác như các phương pháp đo trực tràng.

Phải làm gì khi nhiệt độ cơ thể quá thấp hoặc quá cao?

Nếu nhiệt kế cho thấy nhiệt độ cơ thể quá cao hoặc quá thấp thì bạn nên đo lại để xác nhận kết quả. Ở mọi lứa tuổi, nhiệt độ cao có thể là do các bệnh trong thời gian ngắn và thường không gây hại đáng kể ở người lớn có sức khỏe tốt.

Nếu một người có nhiệt độ cao, họ nên được nghỉ ngơi và uống nhiều nước để tránh mất nước. Những phương pháp điều trị tại nhà này cũng áp dụng cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Ở vùng khí hậu nóng, tập thể dục hoặc hoạt động thể chất khác có thể gây tăng thân nhiệt khiến nhiệt độ cơ thể cao bất thường. Không giống như nhiễm trùng hoặc sốt, đây thường là kết quả của các yếu tố bên ngoài. Khi đó bạn chỉ cần di chuyển đến một không gian mát mẻ hơn và uống nước sẽ khắc phục tình trạng tăng thân nhiệt. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cao kéo dài hoặc tăng lên thì bạn nên đi khám. Nếu nhiệt độ của một người dưới 35°C thì họ bị hạ thân nhiệt và cũng nên đi khám kiểm tra kịp thời.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Người lớn

Trong nhiều trường hợp, người bị sốt sẽ không cần phải nhập viện. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt cao kéo dài và có dấu hiệu bất thường thì bạn nên đi khám. Bạn cũng nên đi khám nếu  gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây cùng với sốt:

  • Mất nước
  • Chóng mặt
  • Chuột rút nghiêm trọng
  • Sốt dai dẳng hoặc sốt cao

Những đối tượng sau cũng nên đi khám nếu họ bị sốt:

  • Người cấy ghép nội tạng gần đây
  • Người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại
  • Người dùng thuốc ức chế miễn dịch
  • Người gần đây đã trải qua điều trị ung thư

Nếu nhiệt độ cơ thể trên 41,5 °C thì họ bị sốt cao, sốt rất cao. Điều này có thể dẫn đến tổn thương nội tạng vĩnh viễn và tử vong. Đặc biệt tình trạng tăng thân nhiệt ác tính - Hyperpyrexia cần được cấp cứu kịp thời. Nếu nhiệt độ cơ thể của một người quá thấp, họ có thể bị hạ thân nhiệt. Đây là một trường hợp cấp cứu. Các bác sĩ định nghĩa hạ thân nhiệt là nhiệt độ giảm xuống dưới 35°C.

Trẻ em

Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ có nhiệt độ trên 40°C hoặc nếu trẻ bị sốt cao kéo dài từ 5 ngày trở lên hoặc bị mất nước, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nếu nhiệt độ của trẻ giảm xuống dưới 35°C bạn cũng cần cho trẻ đi khám ngay

Nếu trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống có nhiệt độ từ 38°C trở lên, hãy đưa trẻ đi khám ngay. Ở trẻ nhỏ, sốt nhẹ có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Ở trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, nhiệt độ từ 39°C  cũng cần được đi khám kiểm tra.

Cũng như người lớn và trẻ lớn hơn, nếu nhiệt độ của trẻ nhỏ xuống dưới 35°C thì bạn cũng cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Điều gì khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi?

Vùng dưới đồi ở não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn hoặc giảm xuống dưới mốc 37°C thì vùng dưới đồi sẽ hoạt động để điều chỉnh nhiệt độ. Nếu cơ thể quá lạnh, vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu khiến cơ thể rùng mình, làm ấm cơ thể. Nếu cơ thể quá nóng, vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu bắt đầu đổ mồ hôi, để nhiệt thoát ra khỏi cơ thể.

Nhiễm trùng gây ra hầu hết các cơn sốt. Sốt là cách phản ứng tự nhiên của cơ thể và chống lại nhiễm trùng. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể từ 38°C. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Chán ăn
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Cáu gắt
  • Đau cơ
  • Rùng mình
  • Đổ mồ hôi
  • Mệt mỏi

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm