Cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Người mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ bảo đảm sức khoẻ mẹ và thai nhi phát triển toàn diện trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, bà bầu nên bổ sung trong thai kỳ:
Axit folic
Các mẹ bầu thiếu axit folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ, bệnh tim mạch, hở hàm ếch… Vì vậy, việc bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Thực phẩm nào có axit folic?
Bên cạnh nguồn uống bổ sung, mẹ bầu cần bổ sung axit folic từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày. Axit folic có nhiều trong các thực phẩm như: cam, sữa, chế phẩm từ sữa, măng tây, rau bina, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, đậu tương, khoai tây, ngũ cốc thô…
Sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.
Đậu Hà Lan là thực phẩm giàu sắt.
Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị. Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Theo khuyến cáo, phụ nữ khi bắt đầu có thai nên uống ngay viên sắt, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo axit folic 400mcg/ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.
Lựa chọn thực phẩm bổ sung sắt
Sắt có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như: Tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng; các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải xanh, bí ngô và trái cây khô. Trong đó, nguồn gốc động vật được coi là nguồn hấp thu sắt tốt hơn so với thực vật.
Canxi
Canxi được biết đến là một nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Đặc biệt, canxi rất cần thiết cho sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ, là nguyên tố quan trọng cho sự hình thành và phát triển xương, răng, trí tuệ của bé.
Một em bé sơ sinh có thể đạt chiều cao trung bình là 50cm, vì thế nhu cầu canxi cho mẹ phải tăng lên 1,4 - 1,5 lần so với bình thường.
Khi thiếu hụt canxi, phụ nữ mang thai thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp. Sự thiếu hụt canxi diễn ra kéo dài sau nhiều lần sinh nở là nguyên nhân gây ra hiện tượng loãng xương khi bước vào độ tuổi mãn kinh.
Bổ sung can xi bằng các thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai.
Bổ sung canxi cho mẹ bầu
Phương pháp hiệu quả nhất để bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai chính là thông qua các loại thực phẩm tự nhiên đầy đủ dinh dưỡng. Hơn nữa, vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành nên osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào xương.
Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hải sản như tôm, cua, sò, cá, các loại rau như rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây…
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý cân bằng các nhóm chất khác trong khẩu phần ăn, tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
Vitamin D
Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi và phốtpho, góp phần vào cấu tạo xương. Thiếu vitamin D, canxi sẽ khó hấp thu dẫn tới trẻ có thể bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ hoặc đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền, bào thai suy yếu. Nếu thiếu quá nhiều vitamin D có thể gây dị tật bẩm sinh, gây nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương ở mẹ.
Mẹ bầu cần bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?
Mẹ bầu nên lựa chọn những nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D cho bữa ăn hàng ngày.
Thông thường, hàm lượng vitamin D khuyến cáo các mẹ bầu phải hấp thu là 600 IU/ngày. Tuy nhiên, qua từng giai đoạn phát triển khác nhau của thai kỳ, liều lượng vitamin D cho thai phụ có thể thay đổi. Vì vậy, các mẹ cần phải đi kiểm tra lượng vitamin D trong máu và có sự tư vấn của bác sĩ về việc bổ sung vitamin D một cách hợp lý nhất.
Không nên bổ sung thừa vitamin D, do có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Khi mẹ bầu thấy buồn nôn, choáng váng, đau bụng, đi ngoài, tăng huyết áp…, rất có thể là đang có dấu hiệu thừa vitamin D.
Bổ sung vitamin D qua thực phẩm
Một chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ vitamin D là vô cùng cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ nên lựa chọn cho mình những nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D và đưa vào khẩu phần ăn uống hàng ngày
Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, cá tra, cá trích, bông cải xanh, cam, sữa tươi, lòng đỏ trứng gà.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai.
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.