Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hoãn kẹp rốn có lợi hay có hại cho trẻ?

Đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm về việc trì hoãn kẹp rốn, lợi ích của thủ thuật này, khi nào nên tránh và cách đưa nó vào kế hoạch sinh nở của bạn.

Kẹp rốn muộn đã trở thành một tiêu chuẩn trong quá trình sinh của trẻ vì những lợi ích đáng kể của nó. Đây là thủ tục trì hoãn việc cắt đứt dây rốn trong vài phút sau khi sinh con. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc cắt dây rốn được thực hiện trong vòng hơn một phút sau khi sinh hoặc khi dây rốn ngừng đập. Việc kẹp dây rốn muộn sẽ giúp các chất dinh dưỡng có lợi từ máu trong dây rốn và nhau thai có thêm thời gian để di chuyển đến em bé. Cả trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh non đều tiếp tục nhận được những lợi ích từ thủ thuật này trong vài ngày sau khi sinh.

Kẹp dây rốn chậm thực hiện như thế nào?

Dây rốn hỗ trợ việc vận chuyển các chất dinh dưỡng quan trọng và oxy từ mẹ sang em bé trong tử cung. Sau khi em bé được sinh ra, mặc dù chúng không cần dây rốn, nhưng dây rốn và nhau thai có thể chứa nhiều máu và chất dinh dưỡng có thể giúp ích cho em bé theo nhiều cách.

Cho đến vài năm trước, dây rốn thường được cắt ngay sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng về việc kẹp dây rốn chậm - dây rốn được kẹp và cắt sau khi dây rốn chuyển sang màu trắng hoặc ngừng đập, mang lại nhiều lợi ích cho em bé. Khi máu chảy ra, bác sĩ có thể cảm nhận được mạch ngừng đập bằng cách chỉ cần giữ dây trong ngón tay của họ.

Sau khi các nữ hộ sinh cắt dây rốn, họ sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ cho em bé. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiếp xúc da kề da, bạn có thể làm điều đó trước khi cắt dây rốn.

Lợi ích của việc kẹp rốn chậm là gì?

Với việc kẹp rốn muộn, bạn đang mang lại một số lợi ích cho em bé của mình. Những điều này bao gồm:

Giảm nguy cơ thiếu máu

Việc trì hoãn kẹp dây rốn từ 1 - 3 phút có thể giúp em bé nhận được ít nhất 80 - 100ml máu bổ sung từ nhau thai vào tuần hoàn. Lượng máu bổ sung từ kẹp rốn chậm có thể bổ sung khoảng 40 - 50 mg/kg sắt cho cơ thể của em bé. Lượng sắt bổ sung này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt và các rủi ro liên quan.

Tăng thể tích máu và số lượng hồng cầu

Kẹp rốn muộn có thể giúp tăng 60% thể tích hồng cầu của trẻ sơ sinh và 30% thể tích máu. Lượng máu bổ sung cho phép em bé thích nghi với những thay đổi và cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Hạn chế nhu cầu truyền máu trong tương lai

Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sinh non có thể cần truyền máu nhiều hơn. Kẹp dây rốn muộn ở trẻ sinh non không cần hồi sức ngay lập tức có thể làm giảm đáng kể nhu cầu truyền máu của trẻ.

Làm giảm bớt nguy cơ chảy máu trong não

Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sinh non có nguy cơ xuất huyết não thất cao hơn. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng việc kẹp dây rốn muộn đã cải thiện quá trình tự điều chỉnh chức năng não, giảm nguy cơ chảy máu não ở trẻ sơ sinh.

Cải thiện hàm lượng myelin

Các nhà nghiên cứu đã quan sát và thấy rằng khi được theo dõi ở tháng thứ 12, những em bé kẹp dây rốn chậm có hàm lượng myelin cao hơn ở các vùng não liên quan đến các chức năng cảm giác, thị giác và vận động của cơ thể. Điều này chỉ ra việc kẹp rốn muộn giúp cải thiện đáng kể sự phát triển toàn diện của em bé.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị viêm ruột hoại tử - một tình trạng đe dọa tính mạng đặc trưng bởi viêm ruột, thủng ruột và rò rỉ vi khuẩn vào ổ bụng. Kẹp rốn muộn làm giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử ở trẻ non tháng

Bạn có biết không?

Kẹp rốn chậm giúp truyền tế bào gốc cho em bé của bạn sau khi sinh và nghiên cứu đang được tiến hành nhằm khám phá việc sử dụng tế bào gốc để chữa một số bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường type 1, hồi phục chấn thương não và duy trì chức năng tim mạch.

Bất lợi của kẹp rốn chậm?

Mặc dù có rất nhiều lợi ích đáng kể, nhưng việc kẹp rốn muộn cũng có một số nhược điểm và việc nhận thức được chúng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt.

Tăng nồng độ bilirubin

Lượng máu thừa mà em bé nhận được có thể bị phân hủy để tạo thành bilirubin. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng bilirubin có hại cho sự phát triển của thai nhi và hoạt động của não bộ. Do đó kẹp rốn chậm có thể dẫn đến vàng da sơ sinh. Quang trị liệu (chiếu đèn) có thể giúp điều trị trẻ sơ sinh bị vàng da do tăng nồng độ bilirubin.

Suy hô hấp ở trẻ đủ tháng và non tháng

Một em bé sinh đủ tháng sẽ có đầy chất lỏng trong phổi. Ngay khi trẻ bắt đầu thở, một số chất lỏng sẽ được trẻ đẩy ra ngoài, hấp thụ hoặc ho để tống ra ngoài. Lượng máu dư thừa từ kẹp rốn chậm có thể làm giảm không gian trống có sẵn để chứa chất lỏng này. Một số nghiên cứu cho biết điều này có thể gây suy hô hấp, tuy nhiên khó có thể nói rằng kẹp rốn chậm gây khó thở ở trẻ.

Có suy đoán rằng kẹp rốn chậm có thể gây khó thở ở trẻ sinh non vì hệ hô hấp của trẻ có thể kém phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu có sẵn không thuyết phục suy đoán này.

Cân nhắc!

Kẹp rốn chậm sẽ làm giảm lượng máu có sẵn cho ngân hàng máu cuống rốn. Tuy nhiên, lợi ích của việc truyền máu khi sinh lớn hơn lợi ích của ngân hàng máu cuống rốn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định sáng suốt.

Bạn có thể thêm kẹp rốn chậm vào kế hoạch sinh của mình không?

Lợi ích của việc kẹp rốn chậm vượt xa đáng kể những rủi ro liên quan đến nó. Do đó, nếu sắp đến ngày dự sinh, bạn có thể cân nhắc chọn kẹp rốn chậm sau khi được bác sĩ đồng ý.

Cần lưu ý rằng quy trình có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và được bác sĩ lưu ý trong quá trình sinh nở. Ví dụ, bác sĩ có thể bỏ kẹp dây rốn muộn và kẹp dây rốn ngay lập tức nếu em bé của bạn không khỏe và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tư vẫn liệu kẹp rốn chậm có an toàn hay không dựa trên sức khỏe của bạn và em bé trong khi sinh.

Bạn có biết không?

Trái ngược với niềm tin phổ biến của mọi người, kẹp rốn chậm không làm tăng khả năng phát triển chứng xuất huyết sau sinh ở phụ nữ.

Các bác sĩ sản khoa trên toàn cầu khuyến khích việc kẹp dây rốn muộn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng ủng hộ việc trì hoãn kẹp dây rốn vì những lợi ích dựa trên bằng chứng của nó đối với em bé. Thủ thuật này mang rủi ro tối thiểu và nhiều lợi ích lớn hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ trong các lần khám trước khi sinh và cho bác sĩ biết liệu bạn có muốn đưa quy trình kẹp rốn chậm vào kế hoạch sinh của mình hay không. 

Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo Momjunction
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm