Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí quyết nuôi dạy con vượt qua tuổi dậy thì

Những năm tháng tuổi dậy thì luôn đầy thử thách với cả đứa trẻ lẫn bố mẹ chúng. Thời kỳ này, cơ thể, tâm trí và cảm xúc phát triển nhanh chóng một cách đột ngột. Trẻ vị thành niên cũng bắt đầu những suy nghĩ mình là ai và mình muốn trở thành người như thế nào, chúng thử và học hỏi những điều mới mẻ, và điều này cũng có thể là một nguy cơ để trẻ tiếp xúc với những thứ tiêu cực.

Nuôi dạy con cái trong những năm thiếu niên có thể là một khoảng thời gian rất thú vị nhưng cũng thực sự rủi ro. Đó là bởi vì não bộ của thanh thiếu niên vẫn đang phát triển và cực kỳ nhạy cảm với cảm xúc cũng như những điều chúng cảm thấy tốt. Các phần của não có chức năng kiểm soát xung động và ra quyết định hợp lý vẫn đang được hình thành.

Tuổi thanh thiếu niên có nguy cơ nghiện sử dụng rượu, ma túy và thuốc lá, hành vi tình dục không an toàn và lái xe mạo hiểm cao hơn. Chúng cũng có nhiều khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, như lo lắng và trầm cảm. Thanh thiếu niên có thể lựa chọn thực phẩm không lành mạnh và bỏ bê hoạt động thể chất. Hầu hết chúng không ngủ đủ 8 đến 10 tiếng mỗi đêm. Nhưng một số chiến lược nuôi dạy con cái nhất định có thể giúp bố mẹ hướng trẻ đến những lựa chọn lành mạnh và ít rủi ro hơn.

Dưới đây là những chiến lược đã được nghiên cứu và chứng minh tính hiệu quả giúp bố mẹ nuôi dạy con cái vượt qua tuổi vị thành niên theo chiều hướng tích cực:

Xây dựng mối quan hệ tích cực với con

Xây dựng mối quan hệ tích cực, đáng tin với con cái của bạn là một chìa khóa quan trọng. Điều này làm cho trẻ dễ dàng lắng nghe những lời khuyên của bạn cũng như tuân theo các quy tắc mà bạn đề ra.

Cách để xây dựng mối quan hệ này là tôn trọng trẻ, ủng hộ và khuyến khích những hành vi của chúng, hạn chế làm những hành động tiêu cực như la hét, phàn nàn hoặc chỉ trích con bạn. Bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ tốt bằng cách dành nhiều thời gian với con, lắng nghe những cảm xúc và suy nghĩ của chúng, thể hiện mình quan tâm đến các vấn đề mà con gặp phải. Cách này giúp bạn kết nối với trẻ tốt hơn.

Hãy bình tĩnh khi chúng thể hiện những quan điểm trái chiều với bạn, điều này giúp xây dựng niềm tin. Đây cũng là phương pháp dạy cho trẻ dạy cho trẻ cách giải quyết vấn đề. Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân thay vì giáo huấn con và bắt chúng phải tuân theo ý của bạn một cách độc đoán.

Bạn có thể xây dựng sự kết nối mạnh hơn với con bằng cách công nhận và khen thưởng những nỗ lực của chúng. Cho phép chúng có cơ hội để học những điều mới, khen thưởng khi chúng đã làm tốt.

Không nên cảm thấy bị chối bỏ khi con muốn tự lập

Một điều dễ nhận thấy là trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu ngưng nhận sự giúp đỡ từ bố mẹ mà dựa vào bạn bè nhiều hơn. Vì thế, bố mẹ cần cân nhắc trước khi muốn lấy thông tin từ một trong số những bạn cùng trang lứa của trẻ. Trong thế giới riêng biệt của con, lúc này vai trò của bố mẹ đã dần mờ nhạt.

Đây là giai đoạn trẻ thực sự có những bí mật muốn giấu bố mẹ. Ngược lại, bố mẹ không đủ thời gian và nhẫn nại để kịp thích nghi với những chuyển biến quá lớn trong con. Bố mẹ càng quan tâm, tò mò tìm hiểu con từ bè bạn bao nhiêu thì con lại càng tỏ ra xa lánh, thờ ơ với bố mẹ bấy nhiêu. Cảm thấy mình bị chối bỏ cũng là điều dễ hiểu và quan trọng là bố mẹ cần tỉnh táo để vượt qua.

Thử tiếp cận gián tiếp

Khi con còn nhỏ, bố mẹ có thể hỏi thẳng vấn đề như: “Hôm nay, con học thế nào?”, “Ở trường có chuyện gì không?” hay “Con làm bài kiểm tra tốt không?” thì giờ đây mọi chuyện đã khác. Ở tuổi này, việc bạn hỏi những câu hỏi trực tiếp như vậy sẽ khiến con khó chịu và cảm thấy thế giới riêng của mình bị xâm phạm.

Nếu bố mẹ ngồi xuống bên con, không đặt bất cứ câu hỏi nào, chỉ lắng nghe thôi thì sẽ có khả năng biết được rất nhiều bí mật mà con đang giấu. Thỉnh thoảng, bạn có thể chủ động chia sẻ hay đưa ra lời khuyên cho con nhưng đừng can thiệp hay cố giải quyết các vấn đề thay con.

Việc hiểu rõ những thay đổi về tâm sinh lý diễn ra trong tuổi dậy thì của con là cần thiết với các bậc phụ huynh. Nhờ đó, bạn sẽ có cách dạy con hiệu quả. Không có điều gì đảm bảo bạn có thể ngăn con tránh khỏi những rủi ro gặp phải khi bước vào tuổi dậy thì, như rượu bia, nghiện ma túy hoặc tình dục không an toàn. Tuy nhiên, việc chia sẻ thật lòng và gần gũi với con, tôn trọng những quyết định và không quá phán xét chúng có thể hướng trẻ đến những điều tích cực một cách dễ dàng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cơ bản về dậy thì ở con trai

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm